xét-đoán của ta về điều hay điều dở, tựu-trung cũng có cái sự ngộ-giải bi-thảm ấy cả, tôi đã được từng trông thấy ở Mĩ-châu một cái minh-chứng hiển-nhiên. Khi tôi tới đấy thì cái sự vận-động phản-đối với những hội « doanh-nghiệp đồng-minh » (trusts),những nhà ngân-hàng nhớn, những công-ti hỏa-xa, công-ti bảo-hiểm, khởi hành tự mấy năm trước, bấy giờ đương kịch-liệt lắm. Họ làm báo, diễn-thuyết, soạn những sách có chứng-cớ để cáo-tố bọn giàu to buôn nhớn là những tay làm bại-hoại phong-tục, gây lên một cái áp-chế chủ-nghĩa lối mới cũng tệ-hại bằng cái áp-chế chủ-nghĩa cũ, lại đặt ra những thể-chế ám-muội để cướp công làm ăn của những kẻ lương-thiện. Sự vận-động ấy đã thậm nhập vào những bọn trung-lưu hạ-lưu , mà đã có một phần to trong việc phá-đổ đảng cộng-hòa. Nhưng người dân thì nao-nao tức-giận như thế, mà ra ở Mĩ-châu cũng như ở Âu-châu, bọn kinh-tế-gia, doanh-nghiệp-gia cứ điềm-nhiên như không, trách những khởi ra sự vận-động ấy là đi rật lùi về những lối tư-tưởng đời Trung-cổ, mà đồng-thanh khen cái phép lý-tài đời nay, biết kinh-doanh to-tát, đắc-lợi nhiều, gây dựng nhớn. Thế nào mà trong một thời-đại sáng suốt học giỏi như đời ta, có một cái vấn-đề quan-trọng như vậy, mà ý-kiến người ta khác nhau đến thế ? Hay là một phần thế-giới ngày nay mắc phải cái bệnh mù không thể chữa được, mà chỉ có một phần là có cái đạc-quyền được trông sáng thôi ? Không phải thế. Không có người mù mà cũng không có người sáng, chỉ có những người yêu-cầu hai sự khác nhau mà dùng hai cái tỉ-lệ để đo-lường một vật. Như thế thì đồng-ý với nhau sao được ? Nếu lấy cái tỉ-lệ thuộc về lượng, nếu lấy rằng cái cứu cánh mục-đích của đời người là làm ra thật nhanh được thật nhiều của cải, thì các nhà kinh-tế có nhẽ phải. Những sự không công-bằng, những điều tệ-hại mà bọn phản-đối cái phép lý tài ngày nay đã cáo-tố ra, bất quá cũng là những sự bất-tiện nhỏ trong cái cuộc kinh-tế tự-do mà thôi, mà thế-giới bây giờ sở-dĩ được giầu có thực là nhờ cái cách kinh-tế tự-do ấy mới được. Nhưng cái lý-tưởng rằng sự lợi hại của mỗi người phải để cho sự vận-động tự-nhiên của cái sức kinh-tế vô-tri vô-giác nó định, thì những văn-minh đời xưa sinh ra văn-minh ta chưa từng biết cái lý-tưởng ấy bao giờ. Những văn-minh ấy vẫn là tìm cách để chữa lại sự vận-động kia, cho nó hợp với đạo nhân đạo nghĩa. Dù phải hạn-chế sự phát-đạt về công-nghệ, về thương-nghiệp mới làm được, như cấm không được đặt tiền lấy lãi thì cũng không ngại. Những văn-minh ấy lấy sự kinh-tế phát-đạt phải tùy theo một cái lý-tưởng thuộc về luân-lý ; tức là lấy cái lượng phải tùy theo cái phẩm vậy. Ngày nay nếu lấy cái tỉ-lệ phẩm mà xét cái thế-giới bây giờ, thì là những người phản-đối sự lý-tài có nhẽ phải ; sự lý-tài ngày nay dùng lắm cái phương-kế, có khi dùng cả cách hối-lộ, để mà tăng-tiến sự sinh-sản của cải, thì thật là được việc, nhưng phàm người có lương-tâm cao-thượng cũng vẫn lấy những phương-kế ấy làm đê-tiện, Hai bọn người phản và người phục sự lý-tài ngày nay có thể cãi nhau đến vô cùng, cũng không bao giờ hòa ý nhau được, vì mỗi bên đứng một phương-diện khác nhau, không lấy cái nọ mà phá cái kia được.
Nói rút lại thì cũng vì cái nhẽ ấy mà mọi sự so sánh Âu-châu với Mĩ-châu, muốn biết trong hai thế-giới ấy cái nào hơn cái nào, tất không bao giờ quyết hẳn được. Cái khuyết-điểm của mọi sự so sánh ấy, vẫn là nhầm lẫn hai cái tỉ-lệ. Mĩ-châu quyết không phải là cái đất quái gở người dân chỉ biết nghĩ đến tiền bạc, mà cũng không phải là cái đất kỳ-dị có nhiều sự lạ vật lạ như những người quá phục Mĩ-châu thường ngợi khen. Tức là cái đất mà trong khoảng 155 năm cuối này, cáiTrang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/41
Giao diện