Bước tới nội dung

Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/53

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
48
NAM-PHONG

Đại-khái cái tầu ngầm như thế là thành thân vậy. Nếu đủ dùng để đánh thế công, cũng đủ dùng để giữ thế thủ được. Nhưng còn phải một điều chưa tiện, là những cái máy chứa điện ở trong tầu làm bằng những mảnh chì đẫm trong nước lưu-toan (acide sulfurique), thời nặng quá. Cái lối máy ấy thì thực là tiện để trử điện cho được nhiều mà có thể dùng được ngay. Nhưng mà cùng bấy nhiêu điện mà cái trọng-lượng của nó lại to quá. Như trong tầu ngầm hiệu Gustave Zédé có một bộ máy chứa điện thật to, để gần chật khắp cả tầu ; bởi thế mà tầu đi chậm không thể đi luôn được một ngày, đi cực nhanh không thể đi hơn được ba giờ đồng-hồ. Lại khi nào cái điện chứa trong máy dùng hết thì phải đến gần nhà máy nào mà lấy điện mới vào : bởi thế tầu ngầm không thể đi xa các cửa bể căn-cứ được.

Vậy muốn cho tầu ngầm dùng về thế công được, tất phải tăng thêm cái độ đường nó lên, khiến cho có thể đi xa ra ngoài bể mà bắt gặp được những chiến thuyền mình muốn hại. Ông Laubeuf ở nước Pháp, ông Holland ở nước Mĩ, hai người cfng một lúc bèn nghĩ ra đặt thêm vào cái trụ chân-vịt, ngoài cái động-cơ chạy điện để đi ngầm dưới nước, một cái động-cơ chạy nóng nữa để đi nổi trên mặt. Ông Laubeuf thì dùng một cái máy hơi nước có nồi nước đốt bằng dầu-hỏa ; ông Holland thì dùng cái động-cơ chạy bằng tinh-dầu (gazoline), nhẹ hơn nhưng không được cẩn-chắc bằng, vì cái tinh-dầu hay có bốc hơi cháy lên mà sinh hỏa-hoạn được. Nhưng hai đằng đều là tiện-lợi cả, mà tăng thêm cái trường-hợp của tầu ngầm ra được nhiều lắm ; vì từ nay có thể đem vào trong tầu đủ đồ « nhiên-liệu » (là đồ dùng để đốt, như dầu hỏa, tinh dầu, v.v.) để đi bể luôn trong mấy ngày được. Mà từ nay cái tầu ngầm được quyền độc-lập tự-trị, không phải tùy thuộc vào cửa bể hoặc nhà máy nào, vì cái động-cơ chạy điện có thể dùng làm « máy sinh điện » (générateur), nhờ cái động-cơ chạy nóng mà truyền sang cái máy chứa để thay cái điện cũ đã dùng hết. Cái bộ máy chứa cũng có thể giảm đi được, không hại gì, cho nó bớt nặng, vì trong tầu đã có cách thay điện lấy được, thì chỉ nên chưa cho đủ dùng mà thôi. Phàm những tầu ngầm của nước Pháp cùng các nước khác chế tự bấy giờ đều theo một phép ấy cả.

Sự tiến-bộ ấy đã là to, nhưng xét trong cách sang-nghĩ cái lối tầu ngầm của ông Laubeuf còn có một cái ưu-điểm nữa. Phàm tầu ngầm dùng thế công trong một cái trường to rộng phải có thể đi bể được lâu mà gồm đủ tư-cách như những tầu đi trên mặt nước cùng to bằng thế ; lại phải có thể người ở được, khiến cho thuyền-viên lợi-dụng được cái trường-hợp của mình cho đến kỳ cùng vậy. Những tầu ngầm chế ra lúc mới đầu, khi đi trên mặt nước, cái sức nổi nó kém lắm, không được đến hơn 5 phân (1 trăm phần 5 phần) cái thể-tích cả tầu. Ông Laubeuf bèn tăng thêm được lên đến 30 phân, khiến cho cái thân tầu nổi cao lên trên mặt nước, đi bể được thêm tiện-lợi hơn nhiều. Ông lại nghĩ ra cái cách đặt hòm chưa nước ra ngoài cái vỏ dầy, khiến cho cái hình tầu ở trong vẫn là hình cái thoi (hay là hình điếu sì-gà), vì cái hình ấy đã nghiệm ra chịu được áp-lực của nước mạnh hơn các hình khác, mà cái hình vỏ ở ngoài thì giống như hình các tầu đi trên mặt nước. Nhân thế mà trong tầu lại được thêm giộng ra, ở dễ chịu hơn. Cái lối ấy là cái lối « tầu lặn » vậy. cái tên tầu lặn, nay không thường dùng nữa mà gọi chung cả là « tầu ngầm », nhưng cái kiểu tầu lặn thì thực là thông dụng. Nói rút lại thì cái lối « tầu ngầm » là chủ một cái mục-đích như thế này : làm lấy một cái kiểu phóng-ngư-lôi vừa gồm đủ tư-cách cái tầu thường di trên mặt bể,