Thảo luận:Nam Phong tạp chí

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Thông tin về ấn bản này
Ấn bản gốc Nam Phong tạp chí
Nguồn Bộ DVD Nam Phong Tạp Chí 1917-1934
Tham gia đóng góp LMQ2401
Mức độ phát triển
Ghi chú
Người duyệt bài

Thời điểm thuộc PVCC[sửa]

@Tranminh360: Anh ơi, thời hạn bản quyền của tạp chí thì tính như nào ạ? Có phải tạp chí này thuộc PVCC VN vào năm 1985 không ạ? – Băng Tỏa (thảo luận) 19:27, ngày 29 tháng 9 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@Băng Tỏa: Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2009, Điều 27, khoản 2, điểm b: Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. Tạp chí là tác phẩm có nhiều đồng tác giả nên bản quyền chỉ hết hạn nếu đồng tác giả cuối cùng đã chết quá 50 năm. Tôi đã từng cảnh báo LMQ2401 về vấn đề này, vì không chắc tất cả các tác giả có bài đăng trên Nam phong tạp chí đều đã chết quá 50 năm đâu, như trường hợp Tương Phố mất năm 1973, chưa quá 50 năm. Tranminh360 (thảo luận) 06:08, ngày 1 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Nhưng như vậy có nghĩa là những bài đăng của các tác giả đã mất hơn 50 năm thì thuộc PVCC rồi đúng không ạ? Vậy còn những trang chung chung như trang bìa, trang giới thiệu tôn chỉ mục đích (trong w:Nam Phong tạp chí) thì sao ạ? – Băng Tỏa (thảo luận) 19:27, ngày 2 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Băng Tỏa: Trang bìa (w:Tập tin:NamPhong-Bia1.jpg): không rõ người thiết kế là ai thì có thể xem là tác phẩm khuyết danh, công bố năm 1917 thì đã thuộc phạm vi công cộng ở Việt Nam và Hoa Kỳ. Xem Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/1.
Trang tôn chỉ, mục đích (w:Tập tin:Nam Phong tạp chí (tôn chỉ, mục đích).JPG), ở dưới ký tên Lê Văn Phúc, không biết có phải do ông này viết hay không? Trên Wikisource có Tác gia:Lê Văn Phúc, mặc dù không rõ năm sinh và năm mất của ông này. Wikisource có 1 tiền lệ ở Wikisource:Có thể vi phạm bản quyền/Lưu#Kinh Thánh Tiếng Việt 1926, trong đó Vinhtantran tuyên bố: Theo Nghị định, tác phẩm khuyết danh là "Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không có tên tác giả (tên thật hoặc bút danh) trên tác phẩm khi công bố." Những trường hợp như ông Nho, ông Trần Văn Dõng, hay ông Nguyễn Hữu Phúc thực sự có tên như không có tên vì với thông tin hiện nay không thể xác định được đó là ai, và thời hạn bản quyền áp dụng cho những tác phẩm khuyết danh là 75 năm từ khi công bố. Lý do tôi muốn chúng ta bàn về việc này là vì không chỉ tác phẩm cụ thể này, mà các tác phẩm tương tự, đến khi nào thì chúng ta mới xác định được chắc chắn là bản quyền đã hết?, không lẽ cứ mãi mãi lơ lửng ở đó khi hoàn toàn không thể xác định tác giả là ai dù đó là tác phẩm quá nổi tiếng mà nhiều nơi đề cập đến cũng không thể có thông tin nào tốt hơn? Sau vụ đó Vinhtantran đưa vào Wikisource 2 tác phẩm Xứ Bắc kỳ ngày nay do Trần Văn Quang dịch (1924) và Đông Dương ngày xưa và ngày nay do Vũ Công Nghi dịch (1926) mặc dù không thể tra ra tiểu sử, năm sinh, năm mất của hai ông này. Anh ấy áp dụng nguyên tắc nếu không tìm thấy tiểu sử, năm sinh, năm mất của tác giả thì cho là tác phẩm khuyết danh, tính thời hạn 75 năm kể từ khi công bố. Tranminh360 (thảo luận) 05:17, ngày 3 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Băng Tỏa: Và tôi thấy trên Commons dùng thời hạn 120 năm kể từ khi tác phẩm được tạo ra để giả định tác phẩm thuộc phạm vi công cộng nếu không biết năm tác giả chết: c:Template:PD-old-assumed. Tranminh360 (thảo luận) 10:20, ngày 3 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Em thì không ủng hộ việc assume khuyết danh chỉ vì không biết năm mất rồi. Cảm ơn anh đã chia sẻ, hồi xưa em có thấy bản mẫu PD old assumed đó trên Commons nhưng chưa nhập về Wikipedia. – Băng Tỏa (thảo luận) 21:43, ngày 3 tháng 10 năm 2022 (UTC)[trả lời]