Wikisource:Có thể vi phạm bản quyền/Lưu
Truyện này không rõ ai là người dịch. Người dịch giữ bản quyền tác phẩm dịch của mình nên không thể xem thường. Tân 04:00, ngày 26 tháng 8 năm 2009 (UTC)
- Đã xóa sau 2 tuần. Tân (thảo luận) 08:49, ngày 17 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Tuy lá thư gốc là của Abraham Lincoln, nhưng bản dịch này không rõ ai là người dịch. Do đó, không rõ tình trạng bản quyền. Tân (thảo luận) 08:46, ngày 17 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Báo Quảng Nam cho biết: Dịch giả Huỳnh Lý mất ngày 21-5-1993 tại TP.HCM, do đó việc đưa tác phẩm dịch của ông vào Wikisource là vi phạm bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 10:01, ngày 9 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Tác phẩm không có thông tin dịch giả, không xác định được tình trạng bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 09:11, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Tác phẩm không có thông tin dịch giả, không xác định được tình trạng bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 09:11, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Tác phẩm không có thông tin dịch giả, không xác định được tình trạng bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 16:14, ngày 13 tháng 8 năm 2010 (UTC)
Dịch giả Thái Bá Tân còn sống nên không thể đưa vào Wikisource. Tranminh360 (thảo luận) 06:59, ngày 25 tháng 4 năm 2011 (UTC)
- Đã xóa. Tân (thảo luận) 11:34, ngày 3 tháng 5 năm 2011 (UTC)
Theo Wikipedia thì bài diễn văn này đang có tranh cãi về bản quyền, và Theo luật hiện hành thì bài phát biểu vẫn được Hoa Kỳ bảo hộ bản quyền cho đến năm 2038, tức là 70 năm sau khi ông mất. Tranminh360 (thảo luận) 06:59, ngày 25 tháng 4 năm 2011 (UTC)
- Bài này từng bị xóa một lần, và bây giờ tiếp tục phải bị xóa lần nữa. Tân (thảo luận) 11:34, ngày 3 tháng 5 năm 2011 (UTC)
Bản dịch Thập điều khải lấy từ Đại Việt sử ký tục biên (1676-1789) do Ngô Thế Long - Nguyễn Kim Hưng dịch và khảo chứng, Nguyễn Đổng Chi hiệu đính. Hai ông Ngô Thế Long và Nguyễn Kim Hưng không tra cứu được tiểu sử, không rõ đã chết quá 50 năm chưa, còn Nguyễn Đổng Chi thì mất năm 1984. Bản dịch này chưa chắc (?) đã hết hạn bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 14:51, ngày 1 tháng 5 năm 2011 (UTC)
- Không chắc chắn về bản quyền thì không thể đưa vào Wikisource. Tân (thảo luận) 11:34, ngày 3 tháng 5 năm 2011 (UTC)
Tru Tiên - chương 186: Nan Độ và các trang tương tự
Tác giả Tiêu Đỉnh còn sống, vi phạm bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 15:34, ngày 2 tháng 9 năm 2011 (UTC)
Các tác giả Nguyễn Đình Thi và Hoàng Cầm đều còn hạn bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 17:30, ngày 2 tháng 9 năm 2011 (UTC)
Dịch giả Trần Tuấn Khải mất năm 1983, vẫn còn hạn bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 13:29, ngày 4 tháng 12 năm 2011 (UTC)
Trang này có tỉ lệ vi phạm bản quyền cao, đã từng bị xóa 2 lần trước đó: [1], [2], nên được khóa lại. Tranminh360 (thảo luận) 02:24, ngày 29 tháng 1 năm 2012 (UTC)
- Xem thêm en:Wikisource:Possible copyright violations/Archives/2010-07#Vietnamese Declaration of Independence. Wikisource tiếng Anh cho rằng đây là 1 sắc lệnh chính phủ và có thể dùng {{PD-EdictGov}}. Nhưng đây cũng là 1 tác phẩm văn học và được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 12 [3]. Xem thêm thảo luận tại Wikisource và thảo luận tại Wikipedia. Hiện nay Vinhtantran không online nên không tham khảo ý kiến được. Thành viên nào am hiểu vấn đề này xin cho ý kiến. Tranminh360 (thảo luận) 12:02, ngày 3 tháng 2 năm 2012 (UTC)
- Đáng chú ý là ở đây Vinhtantran nói Theo luật bản quyền Việt Nam, thì tất cả các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc hay Hồ Chí Minh đều chưa hết hạn bản quyền (phải đến hết năm 2019), kể cả Tuyên ngôn độc lập, Yêu sách của nhân dân An Nam (vì Bác viết chung với một số người, nên bản quyền chỉ hết sau 50 năm từ khi tác giả cuối cùng chết), và kể cả các tác phẩm viết trước năm 1923 vì luật Việt Nam không công nhận điều này như Hoa Kỳ; trong khi trước đó lại nói Hồ Chí Minh mất năm 1969, theo luật bản quyền Việt Nam thì các tác phẩm của Bác vẫn còn thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Vì vậy, ta không nên đưa tác phẩm của Bác lên đây trừ một số rất ít tác phẩm do Bác sáng tác cho những sự kiện lịch sử quan trọng như Tuyên ngôn độc lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chẳng hạn, thì mới có bản quyền tự do, vì nó đã được viết và hiến cho đất nước, nên bản quyền tính đến 50 năm sau khi công bố. Chẳng hiểu ra sao nữa. Bây giờ chúng ta thử xem xem Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam có thỏa mãn {{PVCC-CPVN}} ({{PD-VietnamGov}} ở Commons) hay không? Nó có thuộc dạng Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó, bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật hay không? Hay đây là tác phẩm cá nhân? Một trường hợp tương tự là en:Author:Mao Zedong và zh:作者:毛泽东. Bên tiếng Anh thì họ cứ dùng {{PD-PRC-exempt}} và cho rằng các tác phẩm của Mao Trạch Đông không được CHND Trung Hoa bảo hộ bản quyền (?) Bên Wikisource tiếng Trung đã biểu quyết xem tác phẩm nào nên giữ, tác phẩm nào nên xóa (kể cả các tác phẩm của Tưởng Giới Thạch, Việt Nam và Trung Quốc đều có thời hạn bản quyền là cuộc đời+50 năm). Nghe nói là Wikilivres cho phép {{PD-manifesto}} hay sao đó, bên tiếng Anh và tiếng Trung đều cấm sử dụng thẻ quyền này rồi. Tranminh360 (thảo luận) 04:08, ngày 4 tháng 2 năm 2012 (UTC)
- Xem thêm ý kiến ở đây nữa. Tranminh360 (thảo luận) 04:38, ngày 4 tháng 2 năm 2012 (UTC)
- Theo tôi, chúng ta có thể sử dụng Tuyên ngôn Độc lập theo bảng {{PVCC-Sắc lệnh CP}}. Mặc dù đây không giống một đạo luật bình thường, dĩ nhiên chính phủ Việt Nam sẽ công nhận hiệu lực luật pháp của tài liệu này, phải không? – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:10, ngày 14 tháng 2 năm 2012 (UTC)
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam không có văn kiện này. Nó không thuộc các dạng Hiến pháp, Luật, Bộ luật, Nghị quyết, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tư, Thông tư liên tịch. Tuyên ngôn Độc lập cũng không phải là 1 sắc lệnh, vì các sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều ghi rõ là Sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và có số hiệu, ví dụ Sắc lệnh số 8 ngày 5 tháng 9 năm 1945. Hơn nữa Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam đang được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 12 của Việt Nam với tư cách "một áng văn chính luận xuất sắc của Hồ Chí Minh", xem đây là 1 tác phẩm văn học của tác gia Hồ Chí Minh. Tranminh360 (thảo luận) 10:02, ngày 14 tháng 2 năm 2012 (UTC)
- Tình trạng bản quyền không rõ ràng, tốt nhất là xóa đi. Tranminh360 (thảo luận) 02:42, ngày 18 tháng 2 năm 2012 (UTC)
- Ý kiến của Tnt1984: Cái đó không rõ lắm bản tuyên ngôn được xem là cơ sở pháp lý để soạn hiến pháp và thường dùng để truyền bá nên có thể xem là văn bản của cơ quan nhà nước và thuộc sở hữu quốc gia. Nhưng nó lại thường được xuất bản và đánh giá dưới dạng văn học trong rất nhiều sách từ sgk cho đến tổng hợp các tác phẩm của tác gia và không có số hiệu như các văn bản pháp luật. Nên cũng khó để nói là bản tuyên ngôn có bản quyền hay không. Tranminh360 (thảo luận) 17:14, ngày 20 tháng 3 năm 2012 (UTC)
- Đã xóa. Chờ khi có bằng chứng cho thấy văn kiện này tự do thì đưa lên lại. Quên mất là tên văn kiện này cũng đặt sai nốt, phải là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tranminh360 (thảo luận) 23:34, ngày 30 tháng 3 năm 2012 (UTC)
- Ý kiến của Tnt1984: Cái đó không rõ lắm bản tuyên ngôn được xem là cơ sở pháp lý để soạn hiến pháp và thường dùng để truyền bá nên có thể xem là văn bản của cơ quan nhà nước và thuộc sở hữu quốc gia. Nhưng nó lại thường được xuất bản và đánh giá dưới dạng văn học trong rất nhiều sách từ sgk cho đến tổng hợp các tác phẩm của tác gia và không có số hiệu như các văn bản pháp luật. Nên cũng khó để nói là bản tuyên ngôn có bản quyền hay không. Tranminh360 (thảo luận) 17:14, ngày 20 tháng 3 năm 2012 (UTC)
- Tình trạng bản quyền không rõ ràng, tốt nhất là xóa đi. Tranminh360 (thảo luận) 02:42, ngày 18 tháng 2 năm 2012 (UTC)
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam không có văn kiện này. Nó không thuộc các dạng Hiến pháp, Luật, Bộ luật, Nghị quyết, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tư, Thông tư liên tịch. Tuyên ngôn Độc lập cũng không phải là 1 sắc lệnh, vì các sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều ghi rõ là Sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và có số hiệu, ví dụ Sắc lệnh số 8 ngày 5 tháng 9 năm 1945. Hơn nữa Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam đang được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 12 của Việt Nam với tư cách "một áng văn chính luận xuất sắc của Hồ Chí Minh", xem đây là 1 tác phẩm văn học của tác gia Hồ Chí Minh. Tranminh360 (thảo luận) 10:02, ngày 14 tháng 2 năm 2012 (UTC)
- Theo tôi, chúng ta có thể sử dụng Tuyên ngôn Độc lập theo bảng {{PVCC-Sắc lệnh CP}}. Mặc dù đây không giống một đạo luật bình thường, dĩ nhiên chính phủ Việt Nam sẽ công nhận hiệu lực luật pháp của tài liệu này, phải không? – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:10, ngày 14 tháng 2 năm 2012 (UTC)
Aytmatov mất năm 2008, còn hạn bản quyền dài dài, không thỏa mãn {{PVCC-Nga}} (chưa kể bản quyền dịch giả). Tranminh360 (thảo luận) 02:26, ngày 29 tháng 1 năm 2012 (UTC)
Tác giả Minh Huệ mất năm 2003, vẫn còn hạn bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 10:10, ngày 3 tháng 2 năm 2012 (UTC)
Đã từng bị xóa trước đó [4]. Tranminh360 (thảo luận) 10:12, ngày 3 tháng 2 năm 2012 (UTC)
Dịch giả Thúy Toàn còn sống. Tranminh360 (thảo luận) 10:13, ngày 3 tháng 2 năm 2012 (UTC)
Bản dịch của Phan Võ nhưng không xác định được năm sinh, năm mất của dịch giả này, do đó không xác định được tình trạng bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 17:55, ngày 16 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý xóa: Mình đâu biết bên này khắt khe vậy, thôi mình chỉ hoạt động tại Wikipedia không sang đây nữa!--A (thảo luận) 15:03, ngày 20 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- Có gì khắt khe hơn đâu bạn? Quy định bản quyền của Wikisource cũng tương tự như Wikipedia vậy, chỉ khác là không cho phép sử dụng hợp lý thôi. Vấn đề bản quyền bên Wikipedia chủ yếu là về hình ảnh, hình ảnh tải lên phải có giấy phép tự do nếu không thì sẽ bị xóa, còn về văn bản thì chỉ cần tra Google là phát hiện vi phạm bản quyền ngay. Còn bản chất của Wikisource là sao chép văn kiện từ bên ngoài vào nên văn kiện đó buộc phải thuộc phạm vi công cộng hoặc được phát hành theo giấy phép tự do. Nếu bạn rành về vấn đề hình ảnh ở Wikipedia và Commons thì sẽ thấy rõ tính chất phức tạp của vấn đề bản quyền này (Lưu ý Wikisource không cho phép tải hình, chỉ chấp nhận hình trên Commons). Tranminh360 (thảo luận) 15:40, ngày 20 tháng 4 năm 2012 (UTC)
Bài thơ này được lấy từ Hoàng Lê nhất thống chí, hồi 17, bản dịch của Nguyễn Đức Vân và Kiều Thu Hoạch. Không rõ đây là bài thơ bằng chữ Nôm hay chữ Hán? Nếu đây là bài thơ chữ Nôm viết theo thể song thất lục bát thì không có vấn đề bản quyền. Còn nếu là bài thơ chữ Hán được Nguyễn Đức Vân và Kiều Thu Hoạch dịch thì có bản quyền vì Nguyễn Đức Vân mất năm 1974 (theo sachxua.net), Kiều Thu Hoạch còn sống.
Nhờ các thành viên am hiểu văn học xác định giùm. Xem Hoàng Lê nhất thống chí, hồi 17 nguyên văn chữ Hán thì không thấy có bài thơ này, vậy đây chắc là bài thơ chữ Nôm? Tranminh360 (thảo luận) 14:29, ngày 25 tháng 11 năm 2011 (UTC)
Đây là bài thơ chữ Nôm viết theo thể song thất lục bát, giống như Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm dịch) và Cung oán ngâm khúc. Tôi sẽ bỏ biển vpbq. (Sao không thấy ai vô thảo luận hết trơn, thôi đành tự biên tự diễn vậy :)) Tranminh360 (thảo luận) 13:15, ngày 3 tháng 12 năm 2011 (UTC)- Mới tìm ra nguyên văn chữ Hán tại đây. Đã bỏ phần dịch thơ vì vi phạm bản quyền, đồng thời bổ sung nguyên văn chữ Hán và phiên âm Hán Việt. Tranminh360 (thảo luận) 11:40, ngày 26 tháng 4 năm 2012 (UTC)
Tác phẩm của Andersen, lấy nguồn từ vnthuquan, không có thông tin dịch giả, không xác định được tình trạng bản quyền của bản dịch tiếng Việt. Tranminh360 (thảo luận) 16:02, ngày 4 tháng 7 năm 2012 (UTC)
Bản dịch Kinh Thánh năm 1993 của Nhóm phiên dịch các giờ kinh phụng vụ, nhóm này được thành lập năm 1971, do đó toàn bộ các tác phẩm của họ đều đang được bảo hộ bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 14:27, ngày 27 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Tác phẩm không có thông tin dịch giả, không xác định được tình trạng bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 02:13, ngày 1 tháng 2 năm 2012 (UTC)
- File:Last lesson daudet dp.ogg cũng ghi translator unknown, có nghĩa là bản gốc bên tiếng Anh cũng không rõ dịch giả. Alphonse Daudet là người Pháp thì dĩ nhiên tác phẩm của ông được viết bằng tiếng Pháp. Về bản dịch tiếng Việt, tìm thấy trên trang Đặc Trưng và ghi người dịch là username (không rõ là ai). Cũng không rõ IP 217.248.103.98 có phải là người dịch không? Nếu phải thì có thể phát hành bản dịch này theo giấy phép tự do được. Tranminh360 (thảo luận) 12:15, ngày 3 tháng 2 năm 2012 (UTC)
- Tạm ghi dịch giả là Wikisource. Tranminh360 (thảo luận) 17:31, ngày 5 tháng 12 năm 2012 (UTC)
Thông tin dịch giả không rõ ràng, xem thảo luận. Tranminh360 (thảo luận) 04:18, ngày 4 tháng 2 năm 2012 (UTC)
- Hiện nay có IP sửa lại thông tin dịch giả là Trúc Khê, không biết có đúng hay không? Tranminh360 (thảo luận) 13:52, ngày 12 tháng 6 năm 2013 (UTC)
Không có thông tin dịch giả. Tranminh360 (thảo luận) 17:32, ngày 29 tháng 11 năm 2012 (UTC)
Nhà thơ Huy Cận mất năm 2005, vẫn còn hạn bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 13:26, ngày 21 tháng 1 năm 2013 (UTC)
Tác giả Quang Dũng mất năm 1988, vẫn còn hạn bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 11:11, ngày 2 tháng 2 năm 2013 (UTC)
Bản dịch này lấy nguồn từ Tuần Vietnamnet, ghi dịch giả là Hải Âu, Kuriki Seiichi, chắc là hai người này còn sống. Tra trên Google thấy có thông tin Phóng viên Kuriki Seiichi từ NHK đánh giá kết quả bầu cử Nhật Bản, có thể dịch giả Kuriki Seiichi của bài này là phóng viên NHK? Hiện không có bằng chứng nào cho thấy bản dịch này được phát hành theo 1 giấy phép tự do tương thích với Wikisource như {{GFDL}} hay {{CC-BY-SA-3.0}}, cần chờ 2 dịch giả chết quá 50 năm thì mới đưa vào Wikisource được. Tranminh360 (thảo luận) 13:49, ngày 12 tháng 6 năm 2013 (UTC)
Bản dịch không có thông tin dịch giả. Tìm thấy bản dịch ở Vietgle, do nick kattyyang đưa lên, không biết có phải của người này dịch hay không? Tranminh360 (thảo luận) 14:33, ngày 23 tháng 6 năm 2013 (UTC)
Tác phẩm này do Khái Hưng và Nhất Linh cùng viết chung nên 2 ông là đồng tác giả, Khái Hưng mất năm 1947 nên đã hết hạn bản quyền, còn Nhất Linh mất năm 1963, nên phải đến ngày 1 tháng 1 năm 2014 mới hết hạn bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 15:30, ngày 10 tháng 7 năm 2013 (UTC)
- Đã xóa. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:06, ngày 2 tháng 8 năm 2013 (UTC)
- Văn kiện đã được phục hồi do hết hạn bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 08:34, ngày 3 tháng 3 năm 2015 (UTC)
Căn bản này do tác gia Tố Hữu sáng tác, nhưng vì Tố Hữu mất năm 2002, nên chưa hết hạn bảo hộ. PentelandMartin (thảo luận) 10:32, ngày 9 tháng 8 năm 2013 (UTC)
Tác phẩm xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1964, thuộc giai đoạn (1964-1977) bảo hộ bản quyền trong 95 năm của Hoa Kỳ. Thời điển hiện tại (2014), tác phẩm chỉ mới xuất bản được 50 năm → Vi phạm bản quyền của Hoa Kỳ. Cần xóa cả các trang con nếu tác phẩm bị xóa. --minhhuy (talk) 15:30, ngày 19 tháng 9 năm 2014 (UTC)
Bài thơ của Nông Thị Ngọc Hòa đăng trên báo Nhân dân Cuối Tuần, theo trang Văn học nghệ thuật Phú Thọ thì nhà thơ này còn sống nên không thể đưa vào Wikisource. Tranminh360 (thảo luận) 06:53, ngày 15 tháng 3 năm 2015 (UTC)
Đây là lời cảm ơn của đại diện 1 gia đình, đối chiếu với {{PVCC-CPVN}} thì nó không phải là văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật cho nên nó không phải là đối tượng không được bảo hộ bản quyền. Còn Điếu văn Đại tướng Võ Nguyên Giáp là của Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, đó là văn bản của tổ chức chính trị cho nên mới không có bản quyền, tương tự như Điếu văn Hồ Chủ tịch. Xin lưu ý rằng {{PVCC-CPVN}} khác với {{PVCC-CP Hoa Kỳ}}, luật Hoa Kỳ quy định rằng tác phẩm của chính quyền liên bang Hoa Kỳ là tác phẩm do một sĩ quan hoặc nhân viên của chính quyền liên bang Hoa Kỳ tạo ra khi đang làm nhiệm vụ và không có bản quyền, trong khi luật Việt Nam không quy định như vậy. Tranminh360 (thảo luận) 07:05, ngày 31 tháng 3 năm 2015 (UTC)
Trên trang tác gia hiện nay dùng giấy phép {{PVCC-Việt Nam}} rõ ràng là không phù hợp vì tác giả còn sống. Tranminh360 (thảo luận) 05:31, ngày 3 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Sau khi được nhắc nhở thì 鴻雁飛傳奇雜錄 (Thảo luận · Đóng góp) ngụy tạo giấy phép thành {{PD-USGov}}, rồi {{PD-VNGov}}, mặc dù các tác phẩm của Trần Quang Đức hoàn toàn không phải là tác phẩm của chính quyền liên bang Hoa Kỳ hay văn bản quy phạm pháp luật - hành chính - tư pháp của nhà nước Việt Nam. Tranminh360 (thảo luận) 03:43, ngày 6 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Tra Google thấy có nguồn ở [5], do trang nguyentandung.org (1 trang mạo danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) dịch (trang này ghi rõ nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf), chắc không đủ tự do để lưu trữ trên Wikisource. Tranminh360 (thảo luận) 07:14, ngày 21 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Xem thêm thảo luận về bản quyền của tác phẩm này ở oldwikisource:Wikisource:Possible copyright violations/archives/Mein Kampf. Bản gốc bằng tiếng Đức của tác phẩm này vẫn có bản quyền ở Đức vì luật Đức quy định thời hạn bảo hộ bản quyền là cuộc đời tác giả+70 năm. Hitler mới chết năm 1945 nên phải đến ngày 1 tháng 1 năm 2016 mới hết hạn bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 07:56, ngày 21 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Theo báo Tuổi trẻ thì trang nguyentandung.org là 1 trang web mạo danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có máy chủ đặt ở bên ngoài Việt Nam. Tác phẩm Mein Kampf do trang đó dịch thì họ sẽ giữ bản quyền bản dịch của họ, do đó không thể đưa lên Wikisource. Tranminh360 (thảo luận) 04:27, ngày 22 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Bản dịch một số tác phẩm của Tác gia:Phan Châu Trinh
Theo các nguồn trên mạng như báo Đà Nẵng, Nhà sách sông Hương thì bà Lê Thị Kinh là cháu ngoại cụ Phan Châu Trinh, hiện nay bà còn sống nên việc đưa tác phẩm dịch của bà vào Wikisource là vi phạm bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 04:13, ngày 25 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Trang Tác gia:Phan Châu Trinh và Thảo luận:Thư xin ở lại Pháp ghi là Chương Thâu dịch. Theo các nguồn trên mạng như sachxua.net thì GS Chương Thâu còn sống nên việc đưa tác phẩm dịch của ông vào Wikisource cũng là vi phạm bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 04:13, ngày 25 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Nguyên văn bằng tiếng Pháp, không rõ người dịch. Tranminh360 (thảo luận) 04:13, ngày 25 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Theo bài báo này thì tác phẩm được lấy trong cuốn Phan Châu Trinh, 1872-1926 : qua những tài liệu mới. Có lẽ cũng là một bản dịch có bản quyền. Tân (thảo luận) 12:40, ngày 23 tháng 7 năm 2015 (UTC)
- Theo báo Đà Nẵng thì cuốn Phan Châu Trinh qua những tài liệu mới là do bà Lê Thị Kinh, cháu ngoại Phan Châu Trinh sưu tầm và biên soạn. Báo này còn nói rõ bà Lê Thị Kinh đã chọn lọc, sắp xếp, dịch các tài liệu từ nguyên bản tiếng Pháp, đối chiếu, lồng và ghép các tài liệu đáng tin cậy trong nước, trong đó có tư liệu do chính cụ Phan đem về nước năm 1925 mà gia đình vẫn còn giữ nguyên bản gốc. Vậy bản dịch tác phẩm này là của bà Lê Thị Kinh (tương tự Hiện trạng vấn đề) và không thể đưa lên Wikisource được. Tranminh360 (thảo luận) 00:59, ngày 24 tháng 7 năm 2015 (UTC)
Bài phỏng vấn bằng tiếng Pháp, không rõ người dịch. Tranminh360 (thảo luận) 05:07, ngày 25 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Trang thảo luận của các văn kiện trên đều ghi nguồn là Phan Châu Trinh toàn tập, NXB Đà Nẵng, 2005. Theo báo Tuổi trẻ thì bộ sách này do 3 người trực tiếp biên tập là Chương Thâu, Dương Trung Quốc và Phan Thị Minh (tức Lê Thị Kinh, cháu ngoại Phan Châu Trinh). Nguồn báo Đà Nẵng còn nói rằng bà Lê Thị Kinh đã chọn lọc, sắp xếp, dịch các tài liệu từ nguyên bản tiếng Pháp, đối chiếu, lồng và ghép các tài liệu đáng tin cậy trong nước, trong đó có tư liệu do chính cụ Phan đem về nước năm 1925 mà gia đình vẫn còn giữ nguyên bản gốc. Do đó 2 văn kiện bằng tiếng Pháp trên có thể là do bà Lê Thị Kinh dịch, do đó không thể đưa lên Wikisource được. Tranminh360 (thảo luận) 02:06, ngày 27 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Hồ Chí Minh mất năm 1969, chưa hết hạn bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 03:01, ngày 16 tháng 9 năm 2015 (UTC)
Thằng Lía (1936)
Không xác định được năm mất của tác giả Cử Hoành Sơn, do đó không xác định được tình trạng bản quyền của tác phẩm. Đã thảo luận ở Thảo luận Thành viên:LMQ2401#Thằng Lía. Tranminh360 (thảo luận) 05:13, ngày 17 tháng 10 năm 2015 (UTC)
Tác giả Dan Brown còn sống, vi phạm bản quyền rõ ràng, đó là chưa kể bản quyền của bản dịch tiếng Việt. Tranminh360 (thảo luận) 01:51, ngày 26 tháng 11 năm 2015 (UTC)
Kinh của đạo Cao Đài
Trang này nói rằng Hội Thánh Cao Đài giữ bản quyền, do đó đưa vào Wikisource là vi phạm bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 03:44, ngày 7 tháng 3 năm 2016 (UTC)
Trang này nói rằng Hội Thánh Cao Đài giữ bản quyền, do đó đưa vào Wikisource là vi phạm bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 04:16, ngày 7 tháng 3 năm 2016 (UTC)
Nguyên văn bằng chữ Hán, vì Nguyễn Trường Tộ gửi các điều trần cho triều đình Huế phải dùng chữ Hán và ngay cái tên "Tế cấp bát điều" cũng là chữ Hán. Bản dịch tiếng Việt trong "Nguyễn Trường Tộ, con người và di thảo" của linh mục Phêrô Trương Bá Cần, ông này mới mất năm 2009. Trong bản điện tử của sách này [6] có ghi rằng: "Anh Chương Thâu, là người đã cùng với Kiều Hữu Hỹ và Trần Lê Hữu dịch các bản văn của Nguyễn Trường Tộ, có nhã ý chuyển cho tôi toàn bộ các bản dịch, trong đó phần lớn chưa được xuất bản. Anh Trần Văn Quyền, cán bộ của Viện Hán Nôm, với sự đồng ý của Viện, cũng đã vui lòng giao cho tôi các bản dịch của anh về Nguyễn Trường Tộ." và "Để hoàn thiện các bản dịch, “Di thảo của Nguyễn Trường Tộ”, Tiến sĩ Lý Kim Hoa, cộng tác viên của Phòng tư liệu Tuần báo Công giáo và Dân tộc, đã đối chiếu các bản chép tay hiện có và đã tham khảo tất cả các bản dịch để đề nghị một bản dịch tiếng Việt, theo chủ quan, là phù hợp hơn cả." Tính sơ sơ thì Chương Thâu còn sống, việc chuyển giao các bản dịch cho Trương Bá Cần diễn ra sau năm 1975 nên Trần Văn Quyền không thể chết quá 50 năm, cuốn "Nguyễn Trường Tộ, con người và di thảo" xuất bản lần đầu tiên năm 1988 nên Lý Kim Hoa không thể chết quá 50 năm. Nói chung là các dịch giả đều không chết quá 50 năm nên đưa bản dịch vào Wikisource là vi phạm bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 03:54, ngày 19 tháng 5 năm 2016 (UTC)
Nguyên văn bằng chữ Hán, lấy trong cuốn "Ngô Thì Nhậm toàn tập" do Lâm Giang chủ biên [7], chắc dịch giả cũng không chết quá 50 năm. Tranminh360 (thảo luận) 03:54, ngày 19 tháng 5 năm 2016 (UTC)
(Các trang con: Tập 1, Lời giới thiệu, Tiền biên, Chính biên, Tiền biên - Quyển I, Tiền biên - Quyển II)
Trang Lời giới thiệu ghi tên các dịch giả như sau:
- Tập một: Tiền biên và Chính biên, Kỷ thứ nhất (từ 1558 đến 1819) ? Nguyễn Ngọc Tỉnh dịch. Đào Duy Anh hiệu đính.
- Tập hai: Kỷ thứ hai (từ 1820 đến 1829) ? Ngô Hữu Tạo, Nguyễn Mạnh Duân, Phạm Huy Giu, Nguyễn Danh Chiên, Nguyễn Thế Đạt, Trương Văn Chinh, Đỗ Mộng Khương dịch. Đào Duy Anh hiệu đính.
- Tập ba: Kỷ thứ hai (từ 1830 đến 1833) ? Đỗ Mộng Khương, Trần Huy Hân, Trương Văn Chinh, Nguyễn Mạnh Duân, Ngô Hữu Tạo, Nguyễn Thế Đạt, Thẩm Văn Điền, Nguyễn Trọng Hân, Phạm Huy Giu dịch. Đào Duy Anh, Hoa Bằng hiệu đính.
- Tập bốn: Kỷ thứ hai (từ 1834 đến 1836) ? Nguyễn Thế Đạt, Trương Văn Chinh, Nguyễn Doanh Chiên, Ngô Hữu Tạo, Nguyễn Mạnh Duân, Đỗ Mộng Khương dịch. Hoa Bằng hiệu đính.
- Tập năm: Kỷ thứ hai (từ 1837 đến 1840) ? Đỗ Mộng Khương, Phạm Huy Giu, Nguyễn Ngọc Tỉnh, Nguyễn Mạnh Duân, Nguyễn Danh Chiên, Trương Văn Chinh dịch. Nguyễn Trọng Hân, Cao Huy Giu hiệu đính.
- Tập sáu: Kỷ thứ ba (từ 1841 đến 1847) ? Cao Huy Giu, Trịnh Đình Rư, Trần Huy Hân, Nguyễn Trọng Hân dịch. Hoa Bằng hiệu đính.
- Tập bảy: Kỷ thứ tư (từ 1848 đến 1873) ? Nguyễn Ngọc Tỉnh, Ngô Hữu Tạo, Phạm Huy Giu, Nguyễn Thế Đạt, Đỗ Mộng Khương, Trương Văn Chinh, Cao Huy Giu dịch. Nguyễn Trọng Hân, Cao Huy Giu hiệu đính.
- Tập tám: Kỷ thứ tư (từ 1877 đến 1883) ? Ngô Hữu Tạo, Nguyễn Mạnh Duân, Trần Huy Hân, Nguyễn Trọng Hân, Đỗ Mộng Khương dịch. Cao Huy Giu, Nguyễn Trọng Hân hiệu đính.
- Tập chín: Kỷ thứ năm (từ 1883 đến 1885) ? Nguyễn Ngọc Tỉnh dịch. Nguyễn Mạnh Duân hiệu đính.
- Tập mười: Kỷ thứ sáu (từ 1885 đến 1888) ? Phạm Huy Giu, Trương Văn Chinh dịch. Nguyễn Trọng Hân hiệu đính.
Tôi không thể tra cứu được hết tiểu sử của các dịch giả nhưng Đào Duy Anh mất năm 1988, có nghĩa là chưa quá 50 năm nên việc đưa bản dịch Đại Nam thực lục vào Wikisource là vi phạm bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 02:59, ngày 25 tháng 7 năm 2016 (UTC)
- Hơn nữa trong bài w:Đại Nam thực lục ở Wikipedia có viết: "Vào năm 1962, Viện Sử học bắt đầu cho công bố bản dịch bộ Đại Nam thực lục, tập 1, phần Tiền biên, do Nhà xuất bản Sử học xuất bản. Sau đó đến năm 1978 (16 năm sau) thì phần Chính biên gồm 37 tập được hoàn thành với sự hợp tác của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, kết thúc công việc xuất bản trọn bộ Đại Nam thực lục." Vì bản dịch Đại Nam thực lục được hoàn thành năm 1978 nên đương nhiên các dịch giả không thể chết quá 50 năm. Tranminh360 (thảo luận) 03:07, ngày 25 tháng 7 năm 2016 (UTC)
- Đã xóa. Tranminh360 (thảo luận) 03:44, ngày 3 tháng 8 năm 2016 (UTC)
Hồ Chí Minh mất năm 1969, chưa hết hạn bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 02:00, ngày 27 tháng 10 năm 2016 (UTC)
- Sau khi kiểm tra nhật trình xóa thì tôi thấy bài này đã bị Vinhtantran xóa 1 lần vào năm 2009, nay tiếp tục bị tạo lại. Vì vậy tôi tiến hành xóa và khóa trang này đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019, giống như Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam và Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tranminh360 (thảo luận) 03:53, ngày 27 tháng 10 năm 2016 (UTC)
Theo w:Kinh Thánh Tiếng Việt (1926)#Kinh Thánh Việt ngữ 1926 thì bản dịch Kinh Thánh này do 1 nhóm dịch giả thực hiện chứ không phải của riêng Phan Khôi. Các dịch giả bao gồm:
- William Charles Cadman, mất năm 1948
- Grace Hazenberg Cadman, mất năm 1946
- Phan Khôi, mất năm 1959
- John Drange Olsen, mất năm 1954
- Một học giả tên Nho, không rõ mất năm nào
- Trần Văn Dõng, không rõ mất năm nào
- Nguyễn Hữu Phúc (theo w:William Charles Cadman#Bản Kinh Thánh Việt ngữ năm 1926), không rõ mất năm nào
Vậy nếu học giả tên Nho, dịch giả Trần Văn Dõng và Nguyễn Hữu Phúc không chết quá 50 năm thì việc đưa bản dịch Kinh Thánh này vào Wikisource là vi phạm bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 03:02, ngày 14 tháng 12 năm 2016 (UTC)
- Xóa, theo nguyên tắc phòng trừ thì nếu chưa rõ ràng hoàn toàn về tình trạng bản quyền, nội dung đó nên được xóa. --minhhuy (talk) 04:20, ngày 14 tháng 12 năm 2016 (UTC)
- Các văn kiện trong Kinh Thánh Tiếng Việt 1926 được chia làm quá nhiều trang con (ví dụ Thi Thiên được chia làm 150 trang con) nên tôi xóa trên điện thoại không xuể đâu, vả lại gần đây tôi bị ốm nên không có thời gian online, thôi nhờ @Mxn: xóa trên máy tính cho nhanh vậy. Tranminh360 (thảo luận) 02:22, ngày 17 tháng 12 năm 2016 (UTC)
- @Tân: Nhờ bạn xử lý văn kiện này với. Tranminh360 (thảo luận) 05:12, ngày 26 tháng 10 năm 2018 (UTC)
- Vâng, tôi vừa mới thấy cái này. Tôi định dùng AutoWikiBrowser để xóa hàng loạt nhưng đang vướng Xác nhận 2 nhân tố, chắc tôi phải tắt đi mới làm được. Kỷ lục trên Wikisource, chờ xóa suốt 2 năm :D. Tân (thảo luận) 05:53, ngày 26 tháng 10 năm 2018 (UTC)
- Minh, để xóa hàng loạt kiểu này phải dùng Tools, AWB không có công cụ để xóa trang, tôi tham khảo thì chỉ có Twinkle, nhưng tôi cần quyền tạo trang JS và CSS toàn cục để có thể nhập nó từ vi.wiki sang. Tôi khất ở đó vậy. Tân (thảo luận) 06:12, ngày 26 tháng 10 năm 2018 (UTC)
- @Tân: Nhờ bạn xử lý văn kiện này với. Tranminh360 (thảo luận) 05:12, ngày 26 tháng 10 năm 2018 (UTC)
- Các văn kiện trong Kinh Thánh Tiếng Việt 1926 được chia làm quá nhiều trang con (ví dụ Thi Thiên được chia làm 150 trang con) nên tôi xóa trên điện thoại không xuể đâu, vả lại gần đây tôi bị ốm nên không có thời gian online, thôi nhờ @Mxn: xóa trên máy tính cho nhanh vậy. Tranminh360 (thảo luận) 02:22, ngày 17 tháng 12 năm 2016 (UTC)
@Tranminh360:, tôi vừa thực hiện xóa một vài cuốn trong cựu ước thì chúng ta sẽ mất khoảng vài nghìn trang văn bản khi xóa toàn bộ tác phẩm này. Tính đến nay, những ai mất vào năm 1967 trở về trước đều đã hết hạn bản quyền ở Việt Nam, chúng ta có thể giả sử một cách an toàn là tất cả những người này đều đã mất vào thời điểm đó hay không? Tính đến năm 1967 thì các tác phẩm này đã được dịch 41 năm, với số tuổi đủ chín chắn để dịch được tác phẩm một cách trôi chảy thì không thể trước khi đậu Tú tài, và với tuổi thọ trung bình của người Việt khi đó, thì có thể giả sử các tác giả đã mất trước 1968 không? Tân (thảo luận) 16:37, ngày 12 tháng 11 năm 2018 (UTC)
- @Tân: Cứ xoá hết đi cho an toàn, giảm số lượng văn kiện cũng không sao cả. Trừ khi chứng minh được 3 dịch giả Trần Văn Dõng, Nguyễn Hữu Phúc và học giả tên Nho đã chết quá 50 năm thì hẵng đưa vào Wikisource, chứ làm sao mà "giả sử" được? Nguyên tắc xử lý vấn đề bản quyền là: nếu không rõ tình trạng bản quyền thì xoá, phải không? Tranminh360 (thảo luận) 12:59, ngày 13 tháng 11 năm 2018 (UTC)
- Vì @Kimkha: chia một chương Kinh Thánh thành một trang con nên mới có hàng nghìn trang văn kiện chứ bên Wikisource tiếng Anh họ có làm thế đâu? Xem en:Bible (King James)/Genesis, toàn bộ Sáng thế ký được cho vào một trang con thôi. Tranminh360 (thảo luận) 13:29, ngày 13 tháng 11 năm 2018 (UTC)
- Theo w:Kinh Thánh#Các dữ liệu khác thì toàn bộ Kinh Thánh có 1189 chương, chúng ta chỉ mất gần 1200 trang văn kiện thôi, không đến vài nghìn trang văn kiện đâu. Tranminh360 (thảo luận) 13:38, ngày 13 tháng 11 năm 2018 (UTC)
- Trần Văn Dõng là sinh viên trường Cao Đẳng Đông Dương, năm 1926 [8] thì cho là kém nhất cũng 18 tuổi, và đến năm nay thì...110 tuổi? Số tuổi này quy ra có vẻ khó khả thi. Tra nguồn Hội Thánh Tin Lành Hà Nội thì còn phức tạp hơn: Có ít nhất 3 vị giáo sĩ là ông bà Cadman và ông John Olsen đã đồng dịch bản thảo cùng với các ông Trần Văn Dõng, Nguyễn Hữu Phúc, và Phan Khôi. Các Mục sư người Việt là ông Hoàng Trọng Thừa và ông Quốc Phục Hòa cùng một số giáo sĩ khác cũng góp phần dịch, chỉnh sửa, và duyệt bản thảo để cho ra bản Kinh Thánh cuối cùng.--ThiênĐế98 (thảo luận) 14:20, ngày 13 tháng 11 năm 2018 (UTC)
- @Tranminh360: Theo Nghị định, tác phẩm khuyết danh là "Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không có tên tác giả (tên thật hoặc bút danh) trên tác phẩm khi công bố." Những trường hợp như ông Nho, ông Trần Văn Dõng, hay ông Nguyễn Hữu Phúc thực sự có tên như không có tên vì với thông tin hiện nay không thể xác định được đó là ai, và thời hạn bản quyền áp dụng cho những tác phẩm khuyết danh là 75 năm từ khi công bố. Lý do tôi muốn chúng ta bàn về việc này là vì không chỉ tác phẩm cụ thể này, mà các tác phẩm tương tự, đến khi nào thì chúng ta mới xác định được chắc chắn là bản quyền đã hết?, không lẽ cứ mãi mãi lơ lửng ở đó khi hoàn toàn không thể xác định tác giả là ai dù đó là tác phẩm quá nổi tiếng mà nhiều nơi đề cập đến cũng không thể có thông tin nào tốt hơn? Tân (thảo luận) 15:57, ngày 13 tháng 11 năm 2018 (UTC)
- @ThiênĐế98: vì luật bản quyền Việt Nam quy định 50 năm sau khi tác giả mất, chúng ta chỉ có thể đoán xem các ông này còn sống hay đã mất vào thời điểm năm 1967. Tân (thảo luận) 15:58, ngày 13 tháng 11 năm 2018 (UTC)
- Tính mốc thời điểm năm 1967, theo tôi thì rõ ràng trường hợp ông Trần Văn Dõng khó mà "đoán" là đã qua đời, vì nếu quy ra độ tuổi lúc đó, ông chỉ khoảng 60, chưa đủ cao để đưa ra căn cứ qua đời.--ThiênĐế98 (thảo luận) 14:07, ngày 14 tháng 11 năm 2018 (UTC)
@Tân và ThiênĐế98: Nguồn [9] ghi rằng: "cụ Trần Văn Dõng, sinh viên trường Cao đẳng Đông Dương". Sinh viên mà sao lại gọi bằng "cụ"? w:Kinh Thánh Tiếng Việt (1926)#Kinh Thánh Việt ngữ 1926 ghi: "Từ đầu năm 1921 đến cuối năm 1922, với sự cộng tác của Trần Văn Dõng, một dịch giả chuyên nghiệp, J. D. Olsen đảm trách công cuộc dịch thuật những sách còn lại của Tân Ước, in tại Thượng Hải và phát hành tại Việt Nam trong năm 1922, rồi được tái bản ngay trong năm sau". Nếu Trần Văn Dõng đang là sinh viên thì có là dịch giả chuyên nghiệp được không?
- Theo tôi, việc chuyện gọi bằng cụ trong nguồn báo An Giang đó là do xưng hô của nhà báo, còn sinh viên mà là dịch giả chuyên nghiệp thì cũng có thể xảy ra, do sinh viên ấy chuyên dịch thuật, giỏi ngoại ngữ nên cũng không thể loại khỏi vòng suy đoán.--ThiênĐế98 (thảo luận) 15:57, ngày 15 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Thêm nữa là Nghị định số 100/2006/NĐ-CP đã hết hiệu lực, thay thế nó là Nghị định số 22/2018/NĐ-CP. Cần sửa lại {{PVCC-CPVN}} theo Nghị định mới. Tranminh360 (thảo luận) 02:56, ngày 15 tháng 11 năm 2018 (UTC)
- Mà nếu @Tân: muốn giữ tác phẩm này thì tôi cũng không phản đối đâu, tôi cũng tham gia đóng góp cho tác phẩm này, xoá đi cũng uổng :D. Tranminh360 (thảo luận) 03:37, ngày 15 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Tôi quyết định giữ bài này lại. Một số tác giả gần như không thể xác định được danh tính (học giả tên Nho), hai học giả còn lại việc xác định danh tính dựa trên Internet gần như là bất khả thi vì không thấy họ có tác phẩm nào khác. Ngoài ra, tôi cũng tính đến mục tiêu của những nội dung kinh thánh này là "quảng bá" càng nhiều càng tốt và nó có độ phổ biến rất cao, không hạn chế. Tân (thảo luận) 07:03, ngày 1 tháng 12 năm 2018 (UTC)
Bài viết chép trên Internet. Chưa giải thích được tình trạng bản quyền. Tân (thảo luận) 04:11, ngày 26 tháng 10 năm 2018 (UTC)
Bài viết chép từ Wikipedia tiếng Việt. Xem Những gì không nên đưa vào Wikisource. Tân (thảo luận) 04:23, ngày 26 tháng 10 năm 2018 (UTC)
- Xóa Không thấy nội dung tác phẩm, chỉ là bản giới thiệu. --minhhuy (talk) 04:57, ngày 26 tháng 10 năm 2018 (UTC)
High School DxD
High School DxD Vol 11: Uroboros và bài kiểm tra thăng cấp - Life 1: Chuyện học hành và mùa giao phối ?, High School DxD Vol 11: Uroboros và bài kiểm tra thăng cấp - Life 2 : Sự vô hạn và bài kiểm tra thăng cấp ác quỷ trung cấp!, High School DxD Vol 11: Uroboros và bài kiểm tra thăng cấp - Life 3, High School DxD Vol 11: Uroboros và bài kiểm tra thăng cấp - Life 4: Highschool DxD là loạt light novel của Ichiei Ishibumi, tác giả còn sống, đưa vào Wikisource là vi phạm bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 03:54, ngày 29 tháng 7 năm 2020 (UTC)
Wikisource tiếng Nga (ru:Никита Сергеевич Хрущёв) ghi rằng các tác phẩm của Nikita Sergeyevich Khrushchyov được bảo hộ bản quyền ở Nga đến ngày 1 tháng 1 năm 2046 theo Điều 1281 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga. Nguyên văn tiếng Nga của tác phẩm này được đăng trên wikilivres.ru, một website không do Wikimedia Foundation quản lý và có thể vi phạm bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 02:53, ngày 29 tháng 10 năm 2020 (UTC)
- Căn cứ c:Commons:Copyright rules by territory/Russia, thời hạn bảo hộ bản quyền ở Nga là cuộc đời tác giả + 70 năm sau khi tác giả chết, nếu tác giả tham gia chiến đấu trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại thì thời hạn bảo hộ bản quyền là cuộc đời tác giả + 74 năm sau khi tác giả chết. Nikita Sergeyevich Khrushchyov mất năm 1971, do đó các tác phẩm của ông sẽ được bảo hộ bản quyền tại Nga đến hết năm 2045 (74 năm sau khi tác giả chết) và chúng chỉ thuộc phạm vi công cộng từ ngày 1 tháng 1 năm 2046. Tranminh360 (thảo luận) 04:07, ngày 29 tháng 10 năm 2020 (UTC)
- Đã xóa. Tân (thảo luận) 17:55, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)
Overgeared là light novel của tác giả Park Saenal (박새날), tác giả còn sống, đưa vào Wikisource là vi phạm bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 03:32, ngày 26 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Đã xóa. Tân (thảo luận) 17:55, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)
Trang thành viên này đăng một số bản dịch thơ lấy từ bản dịch Tây du ký của các dịch giả Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh, NXB Văn học, 1988. Bản dịch này được in từ năm 1982 đến năm 1988 nên các dịch giả không thể chết quá 50 năm, đưa vào Wikisource dù ở trang thành viên cũng là vi phạm bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 08:14, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Đã xóa. Tân (thảo luận) 17:55, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)
Tra Google thì ra đây là các vở cải lương của soạn giả Viễn Châu, ông này mất năm 2016, đưa các vở cải lương của ông vào Wikisource dù ở trang thành viên cũng là vi phạm bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 03:01, ngày 28 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Đã xóa. Tân (thảo luận) 17:55, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)
Các tác phẩm của Maurice Durand được hiến tặng cho Thư viện Đại học Yale, Hoa Kỳ nên luật bản quyền Hoa Kỳ được áp dụng trong trường hợp này. Theo thông tin từ Thư viện Đại học Yale, bản dịch này của Maurice Durand được xuất bản trong khoảng thời gian 1946-1956, do đó nó có bản quyền ở Hoa Kỳ đến hết năm 2051 (sau 95 năm). Tranminh360 (thảo luận) 02:46, ngày 25 tháng 4 năm 2021 (UTC)
- Mời @Vinhtantran: vào thảo luận về trường hợp này. Tranminh360 (thảo luận) 08:59, ngày 25 tháng 4 năm 2021 (UTC)
- Tôi không phản đối. Tôi không rõ là ông ta có xuất bản các tác phẩm này bao giờ hay chưa. Nếu từng xuất bản thì phải xem xuất bản vào thời điểm nào. Còn chưa thì phải tính từ lúc mất. Tân (thảo luận) 20:47, ngày 28 tháng 4 năm 2021 (UTC)
- @Vinhtantran: Có vẻ như đây chỉ là bản thảo viết tay của Maurice Durand chứ chưa được xuất bản (w:en:Maurice Durand (linguist)#Publications ghi là Les manuscrits de Maurice M. Durand). Theo {{PVCC-Hoa Kỳ-chưa xuất bản}}, tác phẩm thuộc phạm vi công cộng ở Hoa Kỳ nếu nó không được xuất bản hợp pháp với sự cho phép của người giữ bản quyền trước ngày 1 tháng 1 năm 2003 và tác giả đã mất hơn bảy mươi (70) năm trước. Maurice Durand mất năm 1966, chưa quá 70 năm, vậy các bản thảo viết tay của ông sẽ có bản quyền ở Hoa Kỳ đến hết năm 2036. Tranminh360 (thảo luận) 02:28, ngày 29 tháng 4 năm 2021 (UTC)
- Mà trên trang của Thư viện Đại học Yale lại ghi Copyright status for collection materials is unknown. See finding aid for additional information. The use of this image may be subject to the copyright law of the United States (Title 17, United States Code) or to site license or other rights management terms and conditions. The person using the image is liable for any infringement. Họ cũng chẳng biết nó có bản quyền hay không nhưng việc sử dụng hình ảnh có thể phải tuân theo luật bản quyền Hoa Kỳ. Tranminh360 (thảo luận) 08:50, ngày 29 tháng 4 năm 2021 (UTC)
- Chúng ta cũng nên thống nhất có tính bản quyền của người phiên âm từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ hay không? Ví dụ: Truyện Kiều (bản Liễu Văn Ðường 1866), Truyện Kiều (bản Kinh Tự Đức 1870), Truyện Kiều (bản Liễu Văn Ðường 1871) đều do Nguyễn Quảng Tuân phiên âm, ông này mất năm 2019, vậy có tính bản quyền của Nguyễn Quảng Tuân không? Truyện Kiều (bản Duy Minh Thị 1872) do Nguyễn Tài Cẩn phiên âm, ông này mất năm 2011, vậy có tính bản quyền của Nguyễn Tài Cẩn không? Tranminh360 (thảo luận) 08:38, ngày 29 tháng 4 năm 2021 (UTC)
- Mà trên trang của Thư viện Đại học Yale lại ghi Copyright status for collection materials is unknown. See finding aid for additional information. The use of this image may be subject to the copyright law of the United States (Title 17, United States Code) or to site license or other rights management terms and conditions. The person using the image is liable for any infringement. Họ cũng chẳng biết nó có bản quyền hay không nhưng việc sử dụng hình ảnh có thể phải tuân theo luật bản quyền Hoa Kỳ. Tranminh360 (thảo luận) 08:50, ngày 29 tháng 4 năm 2021 (UTC)
- @Vinhtantran: Có vẻ như đây chỉ là bản thảo viết tay của Maurice Durand chứ chưa được xuất bản (w:en:Maurice Durand (linguist)#Publications ghi là Les manuscrits de Maurice M. Durand). Theo {{PVCC-Hoa Kỳ-chưa xuất bản}}, tác phẩm thuộc phạm vi công cộng ở Hoa Kỳ nếu nó không được xuất bản hợp pháp với sự cho phép của người giữ bản quyền trước ngày 1 tháng 1 năm 2003 và tác giả đã mất hơn bảy mươi (70) năm trước. Maurice Durand mất năm 1966, chưa quá 70 năm, vậy các bản thảo viết tay của ông sẽ có bản quyền ở Hoa Kỳ đến hết năm 2036. Tranminh360 (thảo luận) 02:28, ngày 29 tháng 4 năm 2021 (UTC)
- Tôi không phản đối. Tôi không rõ là ông ta có xuất bản các tác phẩm này bao giờ hay chưa. Nếu từng xuất bản thì phải xem xuất bản vào thời điểm nào. Còn chưa thì phải tính từ lúc mất. Tân (thảo luận) 20:47, ngày 28 tháng 4 năm 2021 (UTC)
Trang con: Hai vạn dặm dưới biển/Phần một, Hai vạn dặm dưới biển/I
Dịch giả Đỗ Ca Sơn còn sống nên việc đưa bản dịch của ông vào Wikisource là vi phạm bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 01:29, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)
Trang con: Không gia đình/Phần thứ nhất, Phần thứ nhất
Dịch giả Huỳnh Lý mất năm 1993, chưa hết hạn bản quyền. Tác phẩm từng bị xóa trước đây. Tranminh360 (thảo luận) 07:50, ngày 23 tháng 12 năm 2021 (UTC)
Trên website của FIDE ghi rõ: © 2020 FIDE International Chess Federation. All Rights Reserved. No part of this site may be reproduced, stored in a retrieval system or transmitted in any way or by any means (including photocopying, recording or storing it in any medium by electronic means), without the written permission of FIDE International Chess Federation. Do đó đưa vào Wikisource là vi phạm bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 02:01, ngày 20 tháng 1 năm 2022 (UTC)
Báo Đà Nẵng nói rằng Huỳnh Lý là dịch giả của Bản án chế độ thực dân Pháp, ông mất năm 1993 nên chưa hết hạn bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 07:29, ngày 13 tháng 3 năm 2022 (UTC)
Các tranh minh họa trong Mục lục:Tho ngu ngon La Fontaine Nguyen Van Vinh.pdf
@Tân: Các tranh minh họa trong cuốn này là của Mạnh Quỳnh và André Pec. Họa sĩ Mạnh Quỳnh mất năm 1991, André Pec mất năm 2003, đều chưa quá 50 năm nên các tranh minh họa vẫn còn hạn bản quyền.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2009, khoản 2 Điều 27 quy định:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; [...]
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
Nghị định số 22/2018/NĐ-CP/Chương II, Điều 13 quy định:
1. Tác phẩm tạo hình quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ họa, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.
2. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.
Như vậy các tranh minh họa của Mạnh Quỳnh và André Pec là tác phẩm hội họa, theo quy định của Nghị định số 22/2018/NĐ-CP thì chúng là tác phẩm tạo hình chứ không phải tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, do đó không thể tính thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên (đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng) mà phải tính thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết (đối với các loại hình tác phẩm khác, trong trường hợp này là tác phẩm tạo hình).
Các tranh minh họa trong cuốn Thơ ngụ ngôn La Fontaine của Mạnh Quỳnh và André Pec thì 2 ông là đồng tác giả, thời hạn bảo hộ sẽ kéo dài đến hết năm 2053 (50 năm sau khi André Pec chết - 2003). André Pec là người Pháp, nếu tính cả luật sở hữu trí tuệ của Pháp thì thời hạn bản quyền sẽ kéo dài đến hết năm 2073.
Vì vậy c:File:Tho ngu ngon La Fontaine Nguyen Van Vinh.pdf và c:File:La Fontaine NVV - page1.jpg đang vi phạm bản quyền các tranh minh họa của Mạnh Quỳnh và André Pec. Tranminh360 (thảo luận) 05:34, ngày 25 tháng 11 năm 2022 (UTC)
- @Tân: Trên Thư viện Quốc gia Pháp có bản scan cuốn Thơ ngụ ngôn La Fontaine do Nguyễn Văn Vĩnh dịch do NXB Vĩnh Thịnh xuất bản ở Hà Nội năm 1951, trong đó có ghi "In đúng theo bản in Trung Bắc Tân Văn năm 1928", và không có tranh minh họa. Nếu vậy thì Mục lục:Tho ngu ngon La Fontaine Nguyen Van Vinh.pdf của NXB Cảo Thơm không phải là bản gốc in năm 1928 rồi. Cảo Thơm là NXB ở miền Nam trước 1975, có lẽ Mục lục:Tho ngu ngon La Fontaine Nguyen Van Vinh.pdf được in lại ở miền Nam trước 1975. Bản in Thơ ngụ ngôn La Fontaine năm 1943 của NXB Alexandre de Rhodes mới có tranh minh họa của Mạnh Quỳnh (có ký tên manhquynh trong tranh). Bản in của Trung Bắc tân văn năm 1928 chắc không có tranh minh họa, vì các bản dịch tác phẩm khác của Nguyễn Văn Vĩnh do Trung Bắc tân văn xuất bản cũng không thấy có tranh minh họa, ví dụ: Mục lục:Manon Lescaut 1.pdf, Mục lục:Truyen Gil-Blas de Santillane 1.pdf. Vì vậy nên lấy bản in của NXB Vĩnh Thịnh xuất bản năm 1951, còn bản in của NXB Cảo Thơm thì nên xóa vì các tranh minh họa của Mạnh Quỳnh và André Pec vẫn còn hạn bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 06:59, ngày 26 tháng 11 năm 2022 (UTC)
- @Tân: Em đã tải lên Mục lục:Tho ngu ngon La Fontaine Nguyen Van Vinh 1951.pdf không có tranh minh họa để thay thế. Tranminh360 (thảo luận) 08:52, ngày 26 tháng 11 năm 2022 (UTC)
- @Tân: Bây giờ mới thấy việc tập tin nguồn bị xóa ở Commons sẽ ảnh hưởng đến các trang ở Wikisource như thế nào. Mục lục:Tho ngu ngon La Fontaine Nguyen Van Vinh.pdf báo lỗi không có tập tin như vậy và cũng không còn liên kết đến các trang quét nữa. Các trang nhúng như Thơ ngụ ngôn La Fontaine, Con ve và con kiến (Nguyễn Văn Vĩnh dịch 2) cũng không hiển thị được nữa (một số trang nhúng vẫn hiển thị được nhưng khi bấm nút "Làm mới" thì không còn hiển thị được nữa). Như vậy không phải "Về mặt kỹ thuật, tập tin ở Commons bị xóa hoàn toàn không ảnh hưởng đến cấu trúc trang đang có ở Wikisource" như anh nói ở Đề tài:Vfvzj7t6gsm827n6. Giả sử c:File:Phật Lục - Trần Trọng Kim.pdf bị xóa ở Commons vì không thuộc phạm vi công cộng ở Hoa Kỳ theo URAA thì cả Mục lục:Phật Lục - Trần Trọng Kim.pdf và các trang nhúng như Phật lục cũng đều không hiển thị được nữa. Tranminh360 (thảo luận) 07:03, ngày 7 tháng 12 năm 2022 (UTC)
- Giờ mới biết Wikisource có vấn đề lớn như vậy nếu tập tin PDF bị xóa. Thật ra các trang ở không gian Trang: vẫn còn tồn tại và vẫn có thể truy cập được. Nội dung của chúng có thể được gom về lại không gian Chính và không dùng thẻ pages nữa. – Tân (thảo luận) 20:47, ngày 7 tháng 12 năm 2022 (UTC)
- @Tân: Thư viện Cần Thơ cho biết: Năm 2020, Nxb. Thế giới đã xuất bản quyển “Thơ ngụ ngôn La Fontaine” sử dụng tranh của Mạnh Quỳnh và André Pec trình bày theo bản in năm 1970 do Cảo Thơm ấn hành. Như vậy bản in của NXB Cảo Thơm là vào năm 1970 chứ không phải bản gốc năm 1928 đâu. Nhà sách phương Nam cũng ghi Tái bản theo bản in năm 1970 do Cảo Thơm ấn hành. Mà bản in năm 1970 của Cảo Thơm đã cắt bỏ phần "Tiểu sử ông La Fontaine" trong khi bản in năm 1943 của NXB Alexandre de Rhodes và bản in năm 1951 của NXB Vĩnh Thịnh đều có phần "Tiểu sử ông La Fontaine". Tranminh360 (thảo luận) 08:19, ngày 11 tháng 12 năm 2022 (UTC)
- @Tân: Theo RFI thì Năm 1928, lần đầu tiên tập Thơ Ngụ ngôn La Fontaine gồm 44 bài của Nguyễn Văn Vĩnh được họa sĩ Mạnh Quỳnh minh họa trong ấn bản do NXB Trung Bắc Tân Văn phát hành. Đến năm 1943, tập thơ được NXB Alexandre de Rhodes tái bản. Nhưng em không tìm thấy bản in năm 1928 của Trung Bắc tân văn mà chỉ tìm thấy bản in năm 1919 của Trung Bắc tân văn (bao gồm 2 quyển) trên Thư viện Quốc gia Việt Nam, không có các phần "Tiểu sử ông La Fontaine", "Mấy lời của dịch giả", không có nguyên văn tiếng Pháp và không có tranh minh họa. Tranminh360 (thảo luận) 07:59, ngày 12 tháng 12 năm 2022 (UTC)
- @Tân: Thư viện Cần Thơ cho biết: Năm 2020, Nxb. Thế giới đã xuất bản quyển “Thơ ngụ ngôn La Fontaine” sử dụng tranh của Mạnh Quỳnh và André Pec trình bày theo bản in năm 1970 do Cảo Thơm ấn hành. Như vậy bản in của NXB Cảo Thơm là vào năm 1970 chứ không phải bản gốc năm 1928 đâu. Nhà sách phương Nam cũng ghi Tái bản theo bản in năm 1970 do Cảo Thơm ấn hành. Mà bản in năm 1970 của Cảo Thơm đã cắt bỏ phần "Tiểu sử ông La Fontaine" trong khi bản in năm 1943 của NXB Alexandre de Rhodes và bản in năm 1951 của NXB Vĩnh Thịnh đều có phần "Tiểu sử ông La Fontaine". Tranminh360 (thảo luận) 08:19, ngày 11 tháng 12 năm 2022 (UTC)
- Giờ mới biết Wikisource có vấn đề lớn như vậy nếu tập tin PDF bị xóa. Thật ra các trang ở không gian Trang: vẫn còn tồn tại và vẫn có thể truy cập được. Nội dung của chúng có thể được gom về lại không gian Chính và không dùng thẻ pages nữa. – Tân (thảo luận) 20:47, ngày 7 tháng 12 năm 2022 (UTC)
- @Tân: Bây giờ mới thấy việc tập tin nguồn bị xóa ở Commons sẽ ảnh hưởng đến các trang ở Wikisource như thế nào. Mục lục:Tho ngu ngon La Fontaine Nguyen Van Vinh.pdf báo lỗi không có tập tin như vậy và cũng không còn liên kết đến các trang quét nữa. Các trang nhúng như Thơ ngụ ngôn La Fontaine, Con ve và con kiến (Nguyễn Văn Vĩnh dịch 2) cũng không hiển thị được nữa (một số trang nhúng vẫn hiển thị được nhưng khi bấm nút "Làm mới" thì không còn hiển thị được nữa). Như vậy không phải "Về mặt kỹ thuật, tập tin ở Commons bị xóa hoàn toàn không ảnh hưởng đến cấu trúc trang đang có ở Wikisource" như anh nói ở Đề tài:Vfvzj7t6gsm827n6. Giả sử c:File:Phật Lục - Trần Trọng Kim.pdf bị xóa ở Commons vì không thuộc phạm vi công cộng ở Hoa Kỳ theo URAA thì cả Mục lục:Phật Lục - Trần Trọng Kim.pdf và các trang nhúng như Phật lục cũng đều không hiển thị được nữa. Tranminh360 (thảo luận) 07:03, ngày 7 tháng 12 năm 2022 (UTC)
- @Tân: Em đã tải lên Mục lục:Tho ngu ngon La Fontaine Nguyen Van Vinh 1951.pdf không có tranh minh họa để thay thế. Tranminh360 (thảo luận) 08:52, ngày 26 tháng 11 năm 2022 (UTC)
Các Công báo trong Chủ đề:Chính phủ Việt Nam#Công báo
@Tân: Theo Thông tư số 01/2017/TT-VPCP hướng dẫn thực hiện quy định về Công báo tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 01/2019/TT-VPCP và Thông tư số 02/2022/TT-VPCP (văn bản hợp nhất 2019, văn bản hợp nhất 2022), ở Điều 7, khoản 2 quy định: Văn phòng Chính phủ giữ bản quyền đối với Công báo điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giữ bản quyền đối với Công báo điện tử cấp tỉnh. Như vậy theo Thông tư trên thì các Công báo của Chính phủ Việt Nam ở Chủ đề:Chính phủ Việt Nam#Công báo và c:Category:Official Bulletins of Vietnam đều do Văn phòng Chính phủ giữ bản quyền chứ không thuộc phạm vi công cộng nên không thể áp dụng {{PVCC-CPVN}} và c:Template:PD-VietnamGov cho các trường hợp này. Điều 7, khoản 3 của Thông tư trên còn nói rằng: Công báo điện tử được khai thác miễn phí, nghĩa là Văn phòng Chính phủ giữ bản quyền nhưng cho dùng miễn phí là không phù hợp với chính sách bản quyền của Wikisource và Commons. Cho nên không thể dùng Công báo của Chính phủ để làm nguồn cho các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam được. Đồng thời các Công báo trên đều có bản quyền nên không thể lưu trữ ở Wikisource được. Tranminh360 (thảo luận) 09:31, ngày 13 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- @Tân: Công báo điện tử bắt đầu có từ năm 2010, vào thời điểm đó Nghị định số 100/2010/NĐ-CP về Công báo (hiện nay đã hết hiệu lực theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP), ở Điều 17, khoản 3 cũng đã quy định: Văn phòng Chính phủ giữ bản quyền đối với Công báo điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giữ bản quyền đối với Công báo điện tử cấp tỉnh. Tranminh360 (thảo luận) 10:41, ngày 13 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- @Tân: Điều đáng chú ý là Thông tư số 01/2017/TT-VPCP (và trước đó là Nghị định số 100/2010/NĐ-CP) đều chỉ quy định bản quyền đối với Công báo điện tử chứ không quy định bản quyền đối với Công báo in. Có nghĩa là Công báo in không có bản quyền nhưng Công báo điện tử lại có bản quyền. Chẳng hiểu tại sao lại quy định như vậy? Tranminh360 (thảo luận) 09:03, ngày 31 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- Giữ theo thảo luận ở c:Commons:Deletion requests/Files in Category:Official Bulletins of Vietnam. Đây có thể xem là copyfraud (tuyên bố bản quyền đối với tác phẩm thuộc phạm vi công cộng). Tranminh360 (thảo luận) 05:53, ngày 11 tháng 3 năm 2023 (UTC)
- @Tân: Điều đáng chú ý là Thông tư số 01/2017/TT-VPCP (và trước đó là Nghị định số 100/2010/NĐ-CP) đều chỉ quy định bản quyền đối với Công báo điện tử chứ không quy định bản quyền đối với Công báo in. Có nghĩa là Công báo in không có bản quyền nhưng Công báo điện tử lại có bản quyền. Chẳng hiểu tại sao lại quy định như vậy? Tranminh360 (thảo luận) 09:03, ngày 31 tháng 1 năm 2023 (UTC)
Bản dịch Tam quốc diễn nghĩa của Phan Kế Bính do Bùi Kỷ hiệu đính do NXB Văn học in lại năm 2009 theo link ở đây không có bài biểu này. Như vậy đây là bản dịch bổ sung của Lê Huy Tiêu và Lê Đức Niệm theo Lời giới thiệu Tam quốc diễn nghĩa do hai ông này viết tháng 10-1986: "Do yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu, chúng tôi đã dựa vào những nguyên bản do Nhà xuất bản Tác gia Bắc Kinh năm 1958, 1959 và 1972 tiến hành sửa chữa lại. Chúng tôi sửa những tên Hán Việt dịch sai và in sai, những câu thơ, câu văn dịch sai hoặc dịch sót, đồng thời bổ sung một số bài thơ, bài phú và những đoạn văn mà bản dịch cũ đã bỏ qua, chúng tôi cũng sửa chữa những câu văn quá cũ và rườm rà". Lê Huy Tiêu còn sống, Lê Đức Niệm mất năm 2015 nên không thể đưa bản dịch Hậu xuất sư biểu của hai ông này vào Wikisource được. Tranminh360 (thảo luận) 06:50, ngày 31 tháng 5 năm 2023 (UTC)
Theo c:Commons:Copyright rules by territory/Sweden#General rules: If a person publishes a work for the first time after its copyright has expired, they have copyright until the end of the 25th year after the year when the work was published or made public và Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật của Thụy Điển/Chương IV#Điều 44a.: Trong trường hợp tác phẩm không được công bố trong thời hạn nêu tại Điều 43 hoặc 44, người mà sau đó đã công bố tác phẩm lần đầu hoặc phổ biến tác phẩm đến công chúng sẽ được hưởng các quyền kinh tế trong thời hạn là 25 năm sau năm mà tác phẩm được công bố hoặc phổ biến tới công chúng. Theo bài báo này: "Cho đến nay, mới chỉ có một số ít được đọc bản di chúc gốc do Nobel viết hồi năm 1895 và văn kiện này luôn được cất kỹ trong két tại Quỹ Nobel ở Stockholm", "Bản di chúc này được Nobel viết ở Paris và đề ngày 27/11/1895. Sau khi hoàn thành, nó được cất trong két sắt tại Ngân hàng Enskilda ở Stockholm", "Nay Quỹ Nobel quyết định công bố bản di chúc này và nhờ vậy mà lần đầu tiên công chúng được chiêm ngưỡng nó qua cuộc triển lãm mới, mang tên Legacy", "Bản di chúc của Alfred Nobel, văn kiện đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra các giải Nobel, hiện đang được trưng bày lần đầu tiên tại Bảo tàng Nobel ở thủ đô Stockholm, Thụy Điển", "Bản di chúc của Nobel lần đầu tiên được trưng bày trước công chúng". Vậy nếu giả định rằng bản di chúc này được Quỹ Nobel công bố lần đầu tiên vào năm 2015 (như năm xuất bản bài báo trên) thì theo Luật bản quyền của Thụy Điển bản di chúc này sẽ có bản quyền đến 25 năm kể từ năm 2015, tức là đến hết năm 2040 và bản di chúc này chỉ thuộc phạm vi công cộng từ ngày 1 tháng 1 năm 2041. Tranminh360 (thảo luận) 04:54, ngày 7 tháng 10 năm 2023 (UTC)
- Theo Luật bản quyền của Thụy Điển được sửa đổi năm 2020, Điều 44a quy định như sau:
- Article 44 a. If a work has not been published within the term referred to in Articles 43 or 44, the person who thereafter for the first time publishes or makes public the work shall benefit from a right in the work corresponding to the economic rights of copyright. The right subsists until the expiry the twenty-fifth year after the year in which the work was published or made public. (Act 1995:1273).
- Tranminh360 (thảo luận) 05:52, ngày 7 tháng 10 năm 2023 (UTC)
- Theo bài báo tiếng Anh thì năm 2015 chỉ là "trưng bày lần đầu tiên" (display for first time) chứ không phải "công bố lần đầu tiên". Trên Commons ở c:Category:Alfred Nobel will cũng có các ảnh chụp di chúc của Nobel trước 2015, ví dụ: c:File:Alfred Nobel - Testament.jpg được chụp năm 2007, c:File:Alfred Nobels will-November 25th, 1895.jpg được chụp năm 2008, c:File:Nobel will and inkhorn.jpg được chụp năm 2008, c:File:Nobel will Björkborn.jpg được chụp năm 2008, c:File:Alfred Nobel testament 1895 page 1.JPG được chụp năm 2011. c:File:Nobel will Björkborn.jpg ghi chú rằng bản sao của di chúc Nobel được trưng bày ở Bảo tàng Nobel ở Björkborn, Karlskoga, mà w:en:Björkborn Manor ghi rằng Bảo tàng này được mở cửa vào năm 1978. Ở en:Wikisource:Copyright discussions/Archives/2022#Last Will and Testament of Alfred Nobel, 1 thành viên ở Wikisource tiếng Anh cho rằng tác phẩm này dường như chưa được công bố ("it's apparently unpublished"). Còn bản di chúc của Quỹ Nobel thì họ ghi "The will of Alfred Nobel from 27 November, 1895 © Nobel Media", cả 4 hình chụp di chúc cũng ghi "Copyright © The Nobel Foundation". Tranminh360 (thảo luận) 09:54, ngày 7 tháng 10 năm 2023 (UTC)
- Theo Điều 2 của Luật bản quyền của Thụy Điển được sửa đổi năm 2020:
- Theo bài báo tiếng Anh thì năm 2015 chỉ là "trưng bày lần đầu tiên" (display for first time) chứ không phải "công bố lần đầu tiên". Trên Commons ở c:Category:Alfred Nobel will cũng có các ảnh chụp di chúc của Nobel trước 2015, ví dụ: c:File:Alfred Nobel - Testament.jpg được chụp năm 2007, c:File:Alfred Nobels will-November 25th, 1895.jpg được chụp năm 2008, c:File:Nobel will and inkhorn.jpg được chụp năm 2008, c:File:Nobel will Björkborn.jpg được chụp năm 2008, c:File:Alfred Nobel testament 1895 page 1.JPG được chụp năm 2011. c:File:Nobel will Björkborn.jpg ghi chú rằng bản sao của di chúc Nobel được trưng bày ở Bảo tàng Nobel ở Björkborn, Karlskoga, mà w:en:Björkborn Manor ghi rằng Bảo tàng này được mở cửa vào năm 1978. Ở en:Wikisource:Copyright discussions/Archives/2022#Last Will and Testament of Alfred Nobel, 1 thành viên ở Wikisource tiếng Anh cho rằng tác phẩm này dường như chưa được công bố ("it's apparently unpublished"). Còn bản di chúc của Quỹ Nobel thì họ ghi "The will of Alfred Nobel from 27 November, 1895 © Nobel Media", cả 4 hình chụp di chúc cũng ghi "Copyright © The Nobel Foundation". Tranminh360 (thảo luận) 09:54, ngày 7 tháng 10 năm 2023 (UTC)
- Article 2.
- [...]
- The work is made available to the public in the following cases:
- [...]
- 3. When copies of the work are publicly exhibited. Public exhibition includes only such cases where a copy of a work is made available to the public, without the use of a technical device, at the same place as the one where the public is able to enjoy the copy. If a technical device is used, the act is, instead, a public performance.
Tìm trên Google về tác giả "Đá Văn Bèo", ra trang blog này, có ghi "blog của tôi" và liên kết đến trang blog Dương Hồng (1942-2022) và trang blog Thơ Đường luật Việt Nam. Cả 2 trang đều tuyên bố bản quyền: BẢN QUYỀN DƯƠNG HỒNG BLOG và Copyright © 2024 THƠ ĐƯỜNG LUẬT All Right Reserved. Tranminh360 (thảo luận) 13:08, ngày 7 tháng 1 năm 2024 (UTC)
- Đồng ý. Nguồn gốc không rõ ràng. Tác gia không rõ. – Tân (thảo luận) 19:02, ngày 24 tháng 3 năm 2024 (UTC)
Theo Google Books thì tác giả Brigit Viney còn sống nên các tác phẩm của bà đang được bảo hộ bản quyền, đưa vào Wikisource là vi phạm bản quyền. – Tranminh360 (thảo luận) 02:53, ngày 14 tháng 3 năm 2024 (UTC)
- Đồng ý xóa. – Tân (thảo luận) 19:01, ngày 24 tháng 3 năm 2024 (UTC)
John Wyndham là 1 tác giả người Anh, mất năm 1969. Luật bản quyền của Anh quy định thời hạn bản quyền là cuộc đời tác giả + 70 năm sau khi tác giả chết, vì vậy các tác phẩm của John Wyndham được bảo hộ bản quyền ở Anh đến hết năm 2039 và chỉ thuộc phạm vi công cộng ở Anh kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2040. Do đó đưa tác phẩm của John Wyndham vào Wikisource là vi phạm bản quyền. – Tranminh360 (thảo luận) 02:54, ngày 14 tháng 3 năm 2024 (UTC)
- Đồng ý xóa. – Tân (thảo luận) 19:01, ngày 24 tháng 3 năm 2024 (UTC)
Theo bài báo này thì ái nữ của học giả Lệ Thần Trần Trọng Kim, là bà Trần Thị Diệu Chương có bài viết được in theo sách, trong đó có ghi: [...] Mùa đông năm Ất Mùi 2015, chúng tôi bất ngờ được đón tiếp một biên tập viên của Nhà xuất bản Kim Đồng tại tư gia (Quận 7, Paris, Pháp) với đề nghị Nhà xuất bản Kim Đồng sẽ tái bản cuốn Việt Nam sử lược của cha chúng tôi. Vì vậy ít nhất vào năm 2015 thì bà Trần Thị Diệu Chương còn sống nên việc đưa bài giới thiệu cuốn Việt Nam sử lược của bà vào Wikisource là vi phạm bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 06:13, ngày 17 tháng 3 năm 2024 (UTC)
- Đồng ý xóa. – Tân (thảo luận) 19:00, ngày 24 tháng 3 năm 2024 (UTC)
Bản dịch của Trương Chính, ông mất năm 2004, chưa hết hạn bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 02:10, ngày 15 tháng 4 năm 2024 (UTC)
- @Tranminh360: Vâng, chưa hết hạn, mình đã xóa trang này. – Nguyễn Xuân Minh 💬 21:16, ngày 2 tháng 7 năm 2024 (UTC)