Thảo luận Chủ đề:Hiệp định Paris 1973 và các văn bản có liên quan

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Văn thư lưu trữ mở Wikisource

Tình trạng bản quyền[sửa]

Tôi không rõ tình trạng bản quyền của văn bản này là như thế nào? Có phải hiệp định này được nhiều bên soạn thảo chứ không của riêng Việt Nam, và đây là bản dịch của Chính phủ Việt Nam? --minhhuy (talk) 16:51, ngày 30 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Văn bản Hiệp định Paris 1973 được lưu trữ ở Wikisource là bản chính thức được ký kết ngày 27-1-1973 chứ không phải là bản dịch. Bạn có thể xem trang Hiệp định Paris 1973 có chữ ký của 4 Ngoại trưởng của 4 Chính phủ Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam; và trang Hiệp định Paris 1973 (bản hai bên) có chữ ký của Ngoại trưởng của 2 Chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cả hai bản 4 bên và 2 bên đều ghi rõ: "Làm tại Pa-ri, ngày hai mươi bảy tháng giêng năm một nghìn chín trăm bảy mươi ba, bằng tiếng Anh và tiếng Việt Nam. Bản tiếng Anh và bản tiếng Việt Nam đều là những bản chính thức và có giá trị như nhau". Có thể đọc Thảo luận Thành viên:Vinhtantran/Lưu 1#Về Hiệp định Paris 1973Thảo luận Thành viên:Vinhtantran/Lưu 1#Về lý do có hai bản: hai bên và bốn bên, Thảo luận Thành viên:Vinhtantran#Hiệp định Paris (bản tiếng Việt) để biết thêm thông tin. Văn bản Hiệp định do 2 bên Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng soạn thảo nên đây vừa là tác phẩm của chính quyền liên bang Hoa Kỳ theo {{PVCC-CP Hoa Kỳ}}, vừa là văn bản hành chính của nhà nước Việt Nam theo {{PVCC-CPVN}}. Ngoài ra ở Wikisource tiếng Anh và tiếng Trung cũng có văn kiện này: en:Paris Peace Accordszh:关于在越南结束战争、恢复和平的协定. Do đó không có vấn đề gì về bản quyền cả. Tranminh360 (thảo luận) 02:08, ngày 31 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]
PS: Tuy có 4 bên tham gia Hội nghị Paris nhưng thực chất chỉ có 2 bên là Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trực tiếp soạn thảo Hiệp định thôi. Xem Hiệp định Paris 1973 và các văn bản có liên quan/Bản thỏa thuận giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ tháng 10 năm 1972 ghi rõ "Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà với sự thoả thuận của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam; Chính phủ Hoa Kỳ với sự thoả thuận của Chính phủ Việt Nam Cộng hoà". Đáng lẽ ra bản thoả thuận này đã là Hiệp định chính thức nếu không có sự phản đối của Việt Nam Cộng hòa (Nguyễn Văn Thiệu đòi quân đội miền Bắc phải rút hết khỏi miền Nam) dẫn đến việc Hoa Kỳ mở Chiến dịch Linebacker II cuối năm 1972. Bản Hiệp định chính thức được ký kết ngày 27-1-1973 cũng không khác bản thỏa thuận tháng 10-1972 bao nhiêu, xem Hiệp định Paris 1973 và các văn bản có liên quan/So sánh Bản thỏa thuận và Hiệp định Paris 1973 chính thức. Ai cũng biết Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa là 1 phe, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam là 1 phe rồi còn gì. Tranminh360 (thảo luận) 03:08, ngày 31 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Tôi đã hiểu, cảm ơn bạn. --minhhuy (talk) 16:45, ngày 2 tháng 1 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Bản quyền của các bản dịch Công hàm[sửa]

Phải cẩn thận với các bản dịch của Công hàm do Chính phủ Mỹ gửi cho Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nó có thể có bản quyền. Tân (thảo luận) 02:28, ngày 4 tháng 2 năm 2019 (UTC)[trả lời]

@Tân: Hiệp định Paris 1973 và các văn bản có liên quan/Công hàm ngày 18 tháng 10 năm 1972 của Chính phủ Hoa Kỳ ghi nguồn từ sách Các cuộc đàm phán Lê Đức Thọ-Kissinger tại Paris của 2 tác giả Lưu Văn Lợi và Nguyễn Anh Vũ. Vậy các bản dịch công hàm là của Lưu Văn Lợi và Nguyễn Anh Vũ? Nếu vậy là vi phạm bản quyền, vì Lưu Văn Lợi mới mất năm 2016. Tranminh360 (thảo luận) 17:32, ngày 4 tháng 7 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Đúng là như vậy. Tất cả văn kiện do @Minh Tâm-T41-BCA: đưa vào đều lấy từ cuốn sách này. Vì tôi nghĩ các Hiệp định chắc chắn có bản dịch chính thức không được bảo vệ bản quyền nên đã cố công tìm và đã thấy trong kho lưu trữ của Liên Hiệp Quốc. Còn các Công hàm này khả năng rất cao là bản dịch của các tác giả sách. Có thể sẽ phải xóa đi sớm. Tân (thảo luận) 22:48, ngày 6 tháng 7 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Các tác giả Nguyễn Anh Vũ và Lưu Văn Lợi lấy nội dung các Công hàm này từ kho lưu trữ của Việt Nam tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III đặt tại Hà Nội (mục tài liệu tham khảo có ghi nguồn gốc các tài liệu được sử dụng. Các công hàm này đã được phía Mỹ trao cho phía Việt Nam năm 1973. Phía Việt Nam đã nhận được và cho công bố nó. Theo Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao quốc tế, không có chuyện các công hàm trao đổi giữa hai bên được coi là có bản quyền như tác phẩm của một tác giả nào đó. Nước nhận được ông hàm có quyền sỏ hữu nội dung công hàm và có quyền công bố nó, trừ phi hai bên có thỏa thuận khác. Vì vậy, đặt vấn đề bản quyến đối với công hàm ngoại giao là không phù hợp. Hoặc người đặt vấn đề bản quyền này có ý đồ khác khi muốn xóa đi những chứng tích bất lợi cho phía Mỹ -- Minh-Tâm 14:37, ngày 1 tháng 8 năm 2019 (UTC) --[trả lời]