Thảo luận Thành viên:Tranminh360/Lưu 2

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại.
< Lưu 1 Lưu 2 Lưu 3 >

Re

Xin hỏi Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có viết được không?--The Monarch (thảo luận) 10:40, ngày 4 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Mà thôi, ông Mạc Bảo Thần mất cách đây 63 năm, viết được.--The Monarch (thảo luận) 10:42, ngày 4 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn nha! --09:49, ngày 5 tháng 1 năm 2012 (UTC)

Wikisource tiếng Anh vẫn đưa thông báo đó vào sách để đầy đủ, nhưng việc sao chép thông báo bản quyền không có hiệu lực đặc biệt; nếu đã hết hạn thì vẫn còn hết hạn không sao. Tôi khuyến khích giữ các thông báo đó khi quét sách để chứng minh rằng bản quyền của tác phẩm đã hết hạn.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:35, ngày 9 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Cũ như vậy thì không sao đâu; cứ tải lên đi. Chỉ việc tải xuống bản "DjVu" (ở thanh bên) và tải lên tại Commons. Nhớ gắn các bảng {{PD-1923}} và {{djvu}} và xếp vào các thể loại Category:Scans by the Internet ArchiveCategory:DjVu files in Vietnamese. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 09:40, ngày 10 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Mời bạn cho ý kiền về logo tết cho Wikisource tại đây. Cám ơn ! --92.50.74.26 (thảo luận) 04:20, ngày 20 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Golan v. Holder

Năm ngoái tôi đã giải thích một số chi tiết bản quyền của một trường hợp phức tạp. Hôm thứ 5, vụ kiện Golan v. Holder đã được phân xử xong. Vì Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã xác nhận đạo luật thực hiện hiệp định URAA, nên lời phân tích đầu tiên của tôi có lẽ vẫn còn chính xác:

Nếu văn kiện chưa bao giờ được xuất bản tại Hoa Kỳ và đã thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 12 năm 1998, nó cũng thuộc PVCC tại Hoa Kỳ vì đạo luật URAA. Nếu không thì vẫn có thể có bản quyền.

Vì quyết định Golan, Commons đang biểu quyết xóa hàng ngàn tập tin. Chúng tôi cần theo dõi kỹ càng để cho họ biết khi nào ngày hạn URAA đặc biệt của Việt Nam có thể ảnh hưởng đến tình trạng bản quyền của tập tin nào đó.

Trong lời tiếp theo của tôi, tôi đã quên một chi tiết: tuy Quỹ Wikimedia hiện đóng tại San Francisco, Ca Li, nhưng nó được thành lập và đăng ký theo luật tiểu bang Florida và các máy chủ vẫn còn ở St. Petersburg, Florida. Vì vậy, tôi chẳng biết quyết định của Tòa Phúc thẩm Hạt 9 có hiệu lực đối với Wikimedia hay không. (Nhiều công ty được đăng ký theo luật tiểu bang Delaware để có thể được kiện trong Tòa án Công lý Delaware. Có lẽ luật Florida và các quyết định của Hạt 11 có hiệu lực.) Chắc cộng đồng Commons quen thuộc những vấn đề này hơn tôi.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:34, ngày 20 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Tranminh có thể sang Wikipedia để tạo thông báo chuyển đổi văn kiện của Wikisource theo URAA ở Phòng thảo luận. Nếu cần tôi sẽ viết thông điệp nhỏ ở sitenotice để thông báo hỗ trợ. --minhhuy (talk) 03:42, ngày 21 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Theo luật Việt Nam, tác phẩm được đưa vào phạm vi công cộng sau khi tác giả mất 50 năm. Vì Hồ Biểu Chánh mất năm 1958, nên tác phẩm có bản quyền tại Việt Nam cho đến cuối 2008. Vậy nó đã thuộc PVCC tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại vì nó vẫn còn có bản quyền tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 12 năm 1998, Đạo luật Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay (URAA) có hiệu lực tại Hoa Kỳ. Theo Thông tư số 38b của Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ, quyền tác giả được khôi phục tại Hoa Kỳ nếu tác phẩm thỏa mãn mọi tiêu chuẩn sau (tr. 1–2):

  1. Y Lúc khi tác phẩm được tạo ra, tác giả có quốc tịch [Việt Nam].
  2. Y Tác phẩm không phải thuộc về PVCC tại [Việt Nam] vì sự hết hạn của bản quyền.
  3. Y Tác phẩm thuộc về PVCC tại Hoa Kỳ vì nó không tuân theo các quy tắc bản quyền hoặc không được luật bản quyền bảo vệ.
    Trong trường hợp này, nó không được xuất bản tại Hoa Kỳ và còn không có dấu ©, "Copyright", hoặc "Copr." Nhưng nó lại có "Tous Droits Réservés" (theo luật Đông Dương).
  4. Y Nếu được xuất bản, nó được xuất bản lần đầu tiên tại [Việt Nam] và không được xuất bản tại Hoa Kỳ trong 30 ngày sau.

Như vậy bản quyền đã được khôi phục tại Hoa Kỳ bắt đầu từ ngày 23 tháng 12 năm 1998. Bản quyền sẽ kéo dài cho đến 95 năm sau khi được xuất bản lần đầu tiên, tức 2008, vì được xuất bản trước năm 1978. Cuối cùng thì bản quyền không còn có hiệu lực, và tác phẩm đã vào phạm vi công cộng theo thời hạn Mỹ. Tác phẩm thực sự được xuất bản tại Đông Dương (tức Pháp) chứ không phải CHXHCNVN, nhưng có lẽ điều này chỉ có ảnh hưởng đến tình trạng quyền tác giả tại Pháp.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam có thêm chi tiết (tôi chưa đọc kỹ), và cộng đồng tại Commons có thể biết đầy đủ hơn về chủ đề này.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:40, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

À, đúng rồi. Vậy thì bản quyền không bao giờ được khôi phục tại Hoa Kỳ và tác phẩm thuộc phạm vi công cộng. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 10:45, ngày 23 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Có. "Liên bang" có nghĩa là không phải trực thuộc các chính phủ tiểu bang và địa phương (tuy nhiên một số tiểu bang cũng phát hành các tác phẩm ra PVCC). Các đại sứ và phó đại sứ là nhân viên Bộ ngoại giao Hoa Kỳ. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 04:47, ngày 29 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Không, tại vì tác phẩm trong trường hợp này là (ít nhất) toàn bộ website Wikisource tiếng Việt. (GFDL gọi dự án là một Massive Multiauthor Collaboration Site – "Trang To lớn do Nhiều tác giả Cộng tác".) Cả GFDL và CC-BY-SA đều không có hạn chế gì trong việc sao chép một trang vào trang khác. Một tòa án chắc sẽ coi điều này là tương tự với một đồng tác giả của một cuốn sách sao chép trang A sang trang B trong việc biên soạn.

Việc sao chép chỉ có phức tạp hơn khi chép từ một dự án khác, thí dụ như Wikisource tiếng Anh hoặc Wikipedia tiếng Việt. Theo Điều khoản Sử dụng của Quỹ Wikimedia, mọi người đóng góp vào dự án đã "đồng ý rằng một siêu liên kết hoặc URL thỏa mãn điều kiện ghi công trong giấy phép Creative Commons." Theo GFDL chỉ cần giữ nguyên giấy phép khi sao chép nguyên văn. Nếu thay đổi gì thì có nhiều điều khoản không phù hợp với trang Web, thí dụ như các "trang tựa" và "trang đề tặng" (dedication page). Tuy nhiên, dù mà vi phạm các điều khoản GFDL này, bạn vẫn có thể dựa vào CC-BY-SA là một tài liệu cho phép sao chép và thay đổi, tại vì các dự án khác cũng được phát hành theo CC-BY-SA (và GFDL 1.3 cho phép sử dụng CC-BY-SA 3.0 thay thế).

Đôi khi có một thành viên của dự án khác phàn nàn rằng chúng ta đã dịch một bài viết "của họ" và không ghi công tác giả đầu tiên. Theo lý luận ở trên, người ta chỉ cần bao gồm một liên kết đến trang gốc (hoặc một danh sách tác giả) vào dòng tóm lược sửa đổi. Ngược lại có một số người cho rằng cả Wikisource hoặc cả Wikipedia là một tác phẩm đa ngôn ngữ. Nếu vậy thì không cần làm gì đặc biệt.

Theo tôi, khi nào sao chép một trang nào đó, người ta nên đưa "Chép từ [[xyz]]" vào tóm lược; nếu dịch từ dự án khác thì dùng "Dịch từ [[w:xy:z]]", hoặc đơn giản có thể đưa "Dịch từ Wikipedia tiếng Xyz" vào tóm lược và đưa liên kết liên wiki vào bài. Nhưng trang của Paris rõ ràng không có vi phạm bản quyền nào.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 19:00, ngày 3 tháng 2 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Trích dẫn sang wikipedia

Chào bạn, nếu tôi muốn trích dẫn (tạo liên kết) từ wikipedia sang đây thì phải dùng từ khóa như thế nào? Thanks--Cheers! (thảo luận) 07:40, ngày 10 tháng 2 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Không gian tên Subject

Rất cảm ơn bạn. Hiện tới 20/03 thì mới chính thức chọn một tên cho Subject. Đành chờ vậy... AmieKim (thảo luận) 12:31, ngày 27 tháng 2 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Mình thấy dự án Wikisource cũng rất hay. Mình tham gia với!! :) AmieKim (thảo luận) 12:31, ngày 27 tháng 2 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Việc này mình cũng không rõ lắm. Bạn Doãn Hiệu có mở chủ đề thảo luận mới để cộng động vào bình chọn, nhưng mờ rốt cuộc cái 'cộng động' ấy chỉ có mình với bạn đấy thôi :( Mình không rõ với số lượng 'phiếu' ít như vậy đã hợp thức để chọn một không gian tên tiếng Việt cho Subject chưa AmieKim (thảo luận) 00:44, ngày 30 tháng 3 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Vì nội dung đầu và các phụ lục là tiếng Latinh, tôi sẽ xin một bảo quản viên tại Wikisource Latinh nhập nội dung từ đây đến kia. Trước khi làm vậy, tôi muốn thử nghiệm cài một phông chữ Web vào đây để hiển thị các chữ hiếm trong từ điển. (Tôi không có quyền nghịch với các stylesheet bên Wikisource Latinh.) – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 09:23, ngày 29 tháng 2 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Tôi đã sửa lỗi làm hỏng JavaScript tại wiki này. Ngoài ra, lỗi 32.792 cuối cùng được sửa tại đây, nên mã khắc phục lỗi xung đột với phần mở rộng mới. Nếu gặp lỗi khác thì xin báo cho tôi biết.

Wikisource tiếng Việt là một trong những wiki đầu tiên được nâng cấp tới phiên bản 1.19, còn Wikipedia tiếng Việt vẫn còn chạy 1.18. Hình như phiên bản 1.19 đã thay thế MediaWiki:Newuserlog-create-entry bằng MediaWiki:Logentry-newusers-create hoặc MediaWiki:Logentry-newusers-newusers. Bản gốc tiếng Anh của MediaWiki luôn dùng từ user (người dùng) thay vì member (thành viên); cộng đồng tiếng Việt đã dịch thành "thành viên" trong một số trường hợp, dù sao thành viên vẫn là một loại người dùng. Nếu cảm thấy không ổn thì tôi có thể sửa các thông báo MediaWiki:Logentry-newusers-create/viMediaWiki:Logentry-newusers-newusers/vi tại Translatewiki.net.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 09:15, ngày 29 tháng 2 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Đại khái vậy. @import chỉ là cú pháp CSS chuẩn, nhưng lệnh đó phải nằm vào đầu bảng kiểu, trong khi ResourceLoader hợp nhất tất cả các bảng kiểu CCĐN thành một bảng kiểu. Nếu một CCĐN nằm đằng trước theo thứ tự chữ cái (thí dụ AVIM), mã của CCĐN đó sẽ xung đột với lệnh @import. Tôi đã tắt ResourceLoader và đồng thời sử dụng ResourceLoader để nhập bảng kiểu từ trong script. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:35, ngày 6 tháng 3 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Tôi đã đăng lên. Tuy nhiên, tôi nghĩ việc đưa thông báo hàng tháng lên Sitenotice không có lý vì dễ bị lỗi thời. Các wiki tiếng Việt khác thường chỉ đưa những thông báo cộng đồng vào Trang Chính hoặc trang Cộng đồng. Nếu đưa vào Trang Chính thì có thể sử dụng ParserFunctions để tự động giấu các thông báo cũ trong khi không cần lo lắng về hiệu suất. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 17:52, ngày 6 tháng 3 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Không nhất thiết phải vậy. Điều khoản đó nằm trong các Điều khoản Sử dụng, một hợp đồng giữa Quỹ Wikimedia và mọi người đã chấp nhận các Điều khoản (bằng cách sử dụng wiki). Nếu một người đóng góp bài Wikipedia về sau muốn kiện Wikimedia, chẳng hạn tại vì tổ chức này đã thay một giấy phép vô lý, họ cần phải nộp kiện tại một tòa án tiểu bang Ca Li hoặc Tòa Phúc thẩm Hạt 9 (tại San Francisco). Nếu họ nộp kiện tại một tòa án ngoài Ca Li và nơi đó chấp nhận "điều khoản lựa chọn tòa án" (forum selection clause), tòa có phép di chuyển vụ kiện qua tòa Ca Li. Ngoài ra, các Điều khoản cũng có "điều khoản lựa chọn luật pháp" (choice of law clause), nên dù sao hai bên cũng đồng ý sử dụng luật Ca Li và luật liên bang Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, nếu một người (hoặc công ty) chưa chấp nhận các Điều khoản cảm thấy bị Wikimedia xúc phạm đến, họ có thể nộp kiện tại bất cứ tòa nào, miễn là họ nằm trong phạm vi của tòa đó. Thí dụ một trong những vụ kiện đầu tiên dính dáng đến Wikimedia được nộp tại nước Đức về một hacker tên là "Tron". Nếu trường hợp Wikimedia nằm ngoài phạm vi của tòa thì Wikimedia có lẽ kệ vụ kiện được. Nhưng trong vụ Tron, hội Wikimedia Đức đóng tại Đức và đăng ký tên miền www.wikipedia.de để chuyển hướng qua Wikipedia tiếng Đức, nên tòa có mối quan hệ và một cách thi hành quyết định của tòa.

Vậy nếu ai đó kiện Wikimedia trong một tòa án tiểu bang Florida hoặc Tòa Phúc thẩm Hạt 11 (đối với các điều liên bang), các máy chủ tại Florida có thể có ảnh hưởng đến các luật được áp dụng.

Công nhận là xung đột pháp luật là phần phức tạp nhất của pháp luật. Wikipedia tiếng Anh có cả loạt bài về đề tài này. Có lẽ một tòa án sẽ quyết định tùy theo vụ kiện. Tuy nhiên, đối với các vấn đề có liên quan đến một dịch vụ trực tuyến bất vụ lợi, ít điều lệ thuộc về cấp tiểu bang – thí dụ bản quyền chủ yếu là vụ liên bang – và hai tiểu bang Ca Li và Florida không khác nhau mấy.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:50, ngày 10 tháng 3 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Dịch

Các bài dịch trông tốt quá rồi còn gì. Dám cá là cách hành văn của bạn tốt hơn tôi nhiều. Có lẽ chỉ cần chỉnh "Chiến tranh cấm" trong Quy định cấm thành "Xung đột về việc cấm" để dễ hiểu hơn nhưng tùy ý bạn thôi.Tnt1984 (thảo luận) 08:52, ngày 17 tháng 3 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Về các văn bản luật sửa đổi bổ sung thì chắc bạn biết rõ là tôi thường viết toàn bộ văn bản luật cũ rồi sửa thẳng vào đó, nhưng chắc chắn cũng sẽ có người muốn xem là văn bản gốc đó chỉnh sửa, bổ sung, và bỏ bớt cái gì vào điều khoảng nào nên có lẽ là làm theo cách là tạo 2 văn bản song song và được liên kết với nhau nếu có thể. Về tên luật thì đúng là luật có số hiệu nhưng nói về luật thì người ta thường gọi thẳng tên cho dễ nhớ vì chúng thường chỉ có một văn bản duy nhất nói về chủ đề nhất định (trên tòa thì sau khi nói tên luật người ta sẽ nói luôn số hiệu để dễ phân biệt luật cũ và mới) nên có lẽ dùng tên là được nhưng có thể tạo các trang chuyển hướng dùng số hiệu cho dễ sắp xếp và tra cứu. Còn về các Nghị quyết, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tư, Thông tư liên tịch thì thường dùng số hiệu do có có nhiều văn bản nói cùng về một chủ đề và thường có tên mục đích khá dài nên nếu gọi bằng tên sẽ dễ bị nhầm nên tên các văn bản này có lẽ nên dùng số hiệu.Tnt1984 (thảo luận) 05:28, ngày 18 tháng 3 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Với cách trình bày đó thì đúng là đẹp hơn nhưng cũng có kết quả là cực kỳ khó sửa khi có sửa đổi bổ sung nhất là với các văn bản dài và bài bị chia ra làm nhiều phần. Với yêu cầu thay đổi các mục từ trong cả bài thì một bài thống nhất có vẻ dễ sửa hơn. Cũng như khi tra cứu người ta sẽ dùng công cụ dò tìm để tìm đến thẳng mục mà họ quan tâm trong bài như thế lẹ hơn là vào từng trang con để tìm. Nên nếu đưa văn kiện lên tiếp thì có lẽ tôi sẽ đi theo cách cũ là làm một bài duy nhất, nhưng sau đó nếu có ai tình nguyện tách các bài ra và định dạng lại để đẹp hơn thì cũng không sao vì có thể sử dụng bản lưu để viết bài mới khi có luật sửa đổi.Tnt1984 (thảo luận) 15:42, ngày 18 tháng 3 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Nếu bạn thấy cách đặt tên bài như thế có lý hơn thì cứ việc dùng vì tôi không rành lắm với việc này. Tôi thì dùng nhiều nguồn để bù qua nhau để phòng ngừa một trong các nguồn bị sập như [1], [2], [3]... Hầu hết đều tốt cả chỉ còn tùy vào đánh giá từng người thôi.Tnt1984 (thảo luận) 07:02, ngày 19 tháng 3 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Sau khi bàn lại với người anh em của tôi thì đi đến y kiến là nên cho số năm vào tất cả các văn bản luật có luật sửa đổi bổ sung và thay thế, còn những luật chưa có thì cứ để tạm vậy cho đến khi có gì mới. Vì theo phản xạ người ta sẽ tự tìm đến các văn bản mới nhất, còn luật sửa đổi do trên wikisource đã sửa thẳng vào văn bản gốc nên nếu chỉ để tên luật gốc không thì đôi khi người ta sẽ nhầm đó là văn bản gốc nếu đọc không kỹ.Tnt1984 (thảo luận) 10:40, ngày 19 tháng 3 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Cái đó không rõ lắm bản tuyên ngôn được xem là cơ sở pháp lý để soạn hiến pháp và thường dùng để truyền bá nên có thể xem là văn bản của cơ quan nhà nước và thuộc sở hữu quốc gia. Nhưng nó lại thường được xuất bản và đánh giá dưới dạng văn học trong rất nhiều sách từ sgk cho đến tổng hợp các tác phẩm của tác gia và không có số hiệu như các văn bản pháp luật. Nên cũng khó để nói là bản tuyên ngôn có bản quyền hay không.Tnt1984 (thảo luận) 15:54, ngày 20 tháng 3 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Theo ý kiến của tôi thì quốc ca không có bảo hộ bản quyền vì trên lý thuyết đó là bài hát được chính phủ của một đất nước công nhận là bài hát chính thức của quốc gia tức tất cả mọi người trong nước đều phải học và biết cũng như khuyến khích hát mọi lúc mọi nơi. Với mức độ như thế thì nếu có bản quyền thì chẳng lẽ mỗi lần chào cờ ngày thứ hai tại các trường hay mỗi lần họp đảng, tổ chức sự kiện thì đều phải đóng phí sử dụng tác phẩm?Tnt1984 (thảo luận) 05:50, ngày 21 tháng 3 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Luật pháp của Việt Nam cho phép sử dụng tự do và khuyến khích/bắt buộc sử dụng trong nhiều trường hợp với các văn bản hướng dẫn cụ thể nhưng đồng thời cũng ra quy định cấm các sửa đổi tầm bậy nên không còn là vấn đề bản quyền mà là hình ảnh của đất nước. Nói chung đây là một tác phẩm đặc biệt được luật pháp bảo vệ nghiêm ngặt với nhiều văn bản khác nhau nhắc đến nên Luật Sở hữu trí tuệ và bản quyền không có tác dụng với tác phẩm này nên cho dù tác giả có mất hơn 75 năm nhưng nếu chính phủ vẫn còn thì bài hát vẫn không được phép sửa đổi linh tinh. Cho dù quốc ca không có bảo hộ bản quyền thì chắc cũng không đủ tự do để lưu trên wikisource (nếu đó là ý bạn hỏi lúc đầu).Tnt1984 (thảo luận) 07:53, ngày 22 tháng 3 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Có thông tin là bài quốc ca đã được được hiến tặng cho đất nước, không biết thông tin này có giúp cải thiện được gì không hôm trước phải "chạy" nhanh quá nên quên đưa bạn xem.Tnt1984 (thảo luận) 13:40, ngày 23 tháng 3 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Bản Tuyên ngôn Độc lập thì không rõ do ít có văn bản nói tới, có thể là có nhưng lục trong cả một núi văn bản thì oải quá. Nói thật do nhiều văn bản nói đến nên mới từ từ dẫn đến thông tin hiến tặng kia chứ nếu không thì cũng đâu có biết.Tnt1984 (thảo luận) 05:36, ngày 24 tháng 3 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Cái này có trong Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật bạn đọc điều 57 của luật.Tnt1984 (thảo luận) 09:13, ngày 26 tháng 3 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Văn bản hết hiệu lực một phần khi có luật sửa đổi bổ sung thay đổi hoặc bãi bỏ các chi tiết có trước đó trong luật còn khi chỉ bổ sung không thì khỏi nói nên còn tùy xem luật sửa đổi bổ sung nói cái gì trong đó.Tnt1984 (thảo luận) 05:46, ngày 28 tháng 3 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Nếu dựa theo điều 12 của Dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp lần thứ 6 (tháng 3 năm 2012) của pháp lệnh thì đúng các luật sửa đổi bổ sung hiện tại trên wikisource đều sẽ đổi cả cho phù hợp với Pháp lệnh khi có hiệu lực cũng như để dễ phân biệt hơn giữa văn bản đã hợp nhất và gốc trên wikisource và có lẽ chúng ta cũng sẽ phải sửa lại vài sai sót nếu nó khác với văn bản hợp nhất có thể do sai sót khi nhập bằng tay hoặc do hiểu nhầm (đôi khi cũng có khi văn bản nói khá tối nghĩa).Tnt1984 (thảo luận) 06:49, ngày 12 tháng 4 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Với các tên quá dài nhưng không số thì có lẽ cứ giữ nguyên tên vì tên dài nên chắc sẽ ít khi bị trùng nên không cần nói là của ai, khi đã sử dụng số hiệu thì có lẽ không cần đoạn mục đích nữa vì dù sao việc đặt ra số hiệu vắn tắc là để cho dễ nhớ không cần phải nhớ tên dài cũng như để dễ sắp xếp, nhưng khi ghi vào danh sách thì có thể ghi thêm phần mục đích để tiện tra cứu.Tnt1984 (thảo luận) 09:34, ngày 15 tháng 4 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Xin lỗi vì quên tắt các trang đổi hướng. Khi nào tôi làm lộn như vậy, xin đừng thay đổi các trang đổi hướng còn lại. Nếu các trang đổi hướng không được sửa đổi, tôi có thể lùi lại việc đổi tên và tắt các trang đổi hướng rất dễ dàng; bây giờ tôi phải lập một bot đặc biệt để xóa các trang. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 05:58, ngày 24 tháng 3 năm 2012 (UTC)[trả lời]

OK, các trang đổi hướng đã bị xóa. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:34, ngày 24 tháng 3 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Đáng tiếc, texvc chỉ hỗ trợ ASCII và một số chữ Latinh có dấu, Hy Lạp, và Do Thái được sử dụng trong toán học. Tôi đã thay biểu thức bằng bảng HTML. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 02:54, ngày 30 tháng 3 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Không gian tên Sách nấu ăn và Wikijunior

Mình nhờ bạn vào ủng hộ giúp thảo luận Mở không gian tên Wikijunior và Sách nấu ăn. Mến AmieKim (thảo luận) 14:04, ngày 3 tháng 4 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Sáng nay mình bật lên thấy đã có không gian tên Chủ đề :) Nhưng mình không hiểu tại sao mấy trang chủ đề đấy vẫn không hiển thị đúng :(( AmieKim (thảo luận) 00:24, ngày 4 tháng 4 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Quả thực có một số bài như vậy. Hiện tại tôi đang dịch các bài giới thiệu về Wikibooks để mọi người có thể hiểu Wikibooks là gì. Khi nào đã dịch xong, tôi sẽ đề cử vào quyền quản lý để cùng giúp một tay :) AmieKim (thảo luận) 22:24, ngày 6 tháng 4 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn bạn nhiều!--A (thảo luận) 15:09, ngày 10 tháng 4 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Phần mềm (và cơ sở dữ liệu) chỉ hỗ trợ tên trang có tối đa 255 byte dùng bảng mã UTF-8, cho nên các dấu cũng hạn chế chiều dài của tên. Xin bạn đặt tên ngắn hơn (có thể không chính thức) và đưa tên đầy đủ vào tham số tựa đề. Phần mềm chỉ nhận ra trang mẹ nếu phần tên trước "/" đã là tên của trang khác. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 16:02, ngày 12 tháng 4 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Nhiều đạo luật tại Hoa Kỳ cũng có tên rất dài, nhưng vào những năm gần đây, nhiều đạo luật có phần "Tên ngắn" để dễ chỉ đến trong tài liệu và báo chí. Thí dụ đạo luật Haiti Debt Relief and Earthquake Recovery Act of 2010 có tên chính thức là "An Act to urge the Secretary of the Treasury to instruct the United States Executive Directors at the International Monetary Fund, the World Bank, the Inter-American Development Bank, and other multilateral development institutions to use the voice, vote, and influence of the United States to cancel immediately and completely Haiti's debts to such institutions, and for other purposes." – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 16:59, ngày 12 tháng 4 năm 2012 (UTC)[trả lời]

RE

Cam on for more about Tuc Bien. Next week I will go to Thu Vien to search it. Then I will answer you.--Zhxy 519 (thảo luận) 07:47, ngày 20 tháng 4 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Hiện nay có 6 bản cửa Hoàng Lê nhất thống chí.

  • Bản Gốc, gọi An Nam nhất thống chí, owned by H.Maspero->Bibliothèque de Société asiatique, không có bài tựa

́́*Bản Giáp, cũng owned by H.Maspero->Bibliothèque de Société asiatique, a copy of Bản Ất.

  • Bản Ất, gọi Hoàng Lê nhất thống chí, owned by Viện nghiên cứu Hán-Nôm Hà Nội.
  • Bản Bính, gọi An Nam nhất thống chí, owned by Viện nghiên cứu Hán-Nôm Hà Nội.
  • Bản Đinh, gọi Hoàng Lê nhất thống chí, owned by Bibliothèque de Société asiatique, quite well printed, and have a lot of comments.
  • Bản Mậu, gọi An Nam nhất thống chí, owned by Paul Demiéville->Bibliothèque de Société asiatique.

Năm 1988, ở Đài Bắc, Giáo sư 陳慶浩(Chan Hing-Ho) xuất phiên bản hiện tại từ nêu trên (cũng phiên bản hiện tại ở zhws).

  • Tiêu cung tuẫn tiết hành là từ Bản Gốc, Giáp, Mậu.
  • Đằng sau bài thơ này, có một vài lời từ Giáp, Ất, Bính (It must be written later because Tự Đức came out).

I'll arrange them then publish at zhws soon. Tất nhiên, since they are not in all versions above, I'll mark it.--Zhxy 519 (thảo luận) 08:26, ngày 26 tháng 4 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Vừa tìm thấy bộ Đông Chu liệt quốc, bản của Đỗ Mục, anh xem ở đây thử (Đọc ở đây cho rõ thông tin)--A (thảo luận) 13:19, ngày 2 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Rất cảm ơn bạn

Rất cảm ơn bạn đã cho biết :) AmieKim (thảo luận) 02:36, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Bình chọn cho Trang chính mới của Wikibooks

Mời anh tham gia bình chọn cho Trang chính mới :) AmieKim (thảo luận) 01:13, ngày 2 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Tôi đã bổ sung vào bảng kiểu. Cám ơn rất nhiều. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 05:34, ngày 3 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Đáng tiếc là tôi không có quyền sửa giao diện ở đây nên cũng không thể dò ra nó bị lỗi với mặc định của phần mềm không, hiện giờ ở class "headertemplate" vẫn còn dùng ba class con của lớp liên kết trang cũ, có thể đó là nguyên nhân nó đè lên mã mới chèn vào. Có lẽ bạn nên nhờ Mxn là sysop và có chuyên môn cao giải quyết vấn đề này. Thật xin lỗi. --minhhuy (talk) 01:53, ngày 14 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Tôi đã sửa vấn đề trong MediaWiki:Common.css. Xin chờ một chút và làm sạch vùng nhớ đệm. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 05:40, ngày 15 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

OK, đã làm xong. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 05:41, ngày 16 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Sách nấu ăn

Mời bạn ghé qua xem Wikibooks. Hiện có 16 công thức nấu ăn rồi đó :) Cũng nhờ bạn bình chọn cho 2 món ăn tôi để cử. Cảm ơn AmieKim (thảo luận) 12:27, ngày 5 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Logo?

Xem thử: fr:Fichier:Wiki.png, dự án Wikisource lớn nhất thế giới. Có lẽ chúng ta vẫn có thể tự do thêm dòng "Văn thư lưu trữ mở" bên dưới logo nếu muốn? --minhhuy (talk) 03:31, ngày 18 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Không rõ, nhưng chúng ta không cần lệ thuộc nhiều vậy, nếu đã được mọi người nhất trí với "Văn thư lưu trữ mở" thì cứ sử dụng vì dòng chữ này không ảnh hưởng đến bản quyền của WMF theo đặc tính thị giác. Cũng như Wikipedia, Wikibooks, Wiktionary, chúng ta dùng cùng giấy phép nên nếu họ đã làm thì chúng ta làm luôn là bình thường. --minhhuy (talk) 00:25, ngày 20 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Tùy theo phương pháp "tải xuống trái phép". Nếu hack vào một máy chủ an toàn để tải xuống thì các luật về sự xâm nhập (có thể bao gồm Đạo luật Gian lận và Lạm dụng Máy tính năm 1986?) sẽ được áp dụng, có nghĩa phạt tiền và có thể phạt tù (trong những trường hợp quan trọng nhất).

Nếu máy chủ (chẳng hạn YouTube) cho phép tải xuống thì, theo luật Mỹ, nói chung, người cung cấp các tập tin (tức người tải lên) có thể bị người giữ bản quyền kiện họ, còn người tải xuống là vô tội, miễn là người tải xuống không tái phân phối các tập tin. Tuy nhiên, khi nào bạn tải xuống từ các mạng P2P như BitTorrent, bạn tự động chia sẻ tập tin cho người khác cũng tải xuống từ máy của bạn, thành thử bạn có thể bị kiện. Các vụ kiện chỉ có kết quả phạt tiền hoặc ký thỏa ước (settlement) với bên kiện. Xem thêm w:en:Legal aspects of file sharing.

Một điều phải cẩn thận tại Mỹ là, dù mà vô tội theo hệ thống luật pháp, một người hay công ty vẫn có thể nộp đơn kiện bạn, làm cho cần phải thuê luật sư bào chữa, hoặc chỉ đe dọa "trả tiền hay bị kiện".

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 22:18, ngày 15 tháng 7 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Trong trường hợp sử dụng cá nhân (personal use) thì không thể bị phạt. Tuy nhiên, ở cấp tiểu bang cũng có luật cấm "giữ nội dung đã biết là tài sản ăn cắp"; tôi không biết luật này có áp dụng được, nhưng tiền phạt sẽ có vẻ nho nhỏ (không phải phạt tù). Dù sao, cũng có thể có vấn đề khi bạn chẳng hạn đăng liên kết đến phim trái phép; luật Mỹ chưa rõ ràng về điều này. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 18:03, ngày 16 tháng 7 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Biểu trưng sinh nhật Wikibooks (rất gấp do chỉ còn có 1 ngày)

Mời bạn xem qua gấp Thảo luận biểu trưng sinh nhật Wikibooks tiếng Việt. Rất cảm ơn. AmieKim (thảo luận) 09:07, ngày 20 tháng 7 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Wikibooks đã có Trang Chính mới. Mời bạn qua xem :) AmieKim (thảo luận) 07:48, ngày 21 tháng 7 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn bạn đã cho biết. Tôi đã thêm vào rồi. AmieKim (thảo luận) 15:17, ngày 21 tháng 7 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Mục 'Cộng đồng'

Tôi thấy mục cộng đồng ấy hình như là tập hợp các bài viết hướng dẫn cho người dùng mới và báo tin tức thì phải (nếu tôi nhầm, bạn sửa cho tôi nhé, do tôi ít khi vào mục Cộng đồng ấy :). Nay đã có mục trợ giúp và Bảng thông tin rồi thì chắc không cần mục Cộng đồng ấy nữa, vả lại tên 'Cộng đồng' cũng có phần mơ hồ, làm cho người dùng mới khó hiểu.

Tôi đã thêm mục 'Chọn ngẫu nhiên', sử dụng phần mở rộng randomrootpage (không phải randompage). Randomrootpage có cái lợi là chỉ chọn ngẫu nhiên các trang gốc, không chọn các trang con, thích hợp với Wikibooks hơn. Tôi không rõ Wikisource có sử dụng không, nhưng tôi nghĩ phần mở rộng này cũng thích hợp với Wikisource đấy.

Về tên 'Chọn ngẫu nhiên', tôi nghĩ nó nghe dễ hiểu hơn đối với người dùng mới.

AmieKim (thảo luận) 01:13, ngày 22 tháng 7 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Dù tôi không rõ lắm về Wikisource nhưng tôi cũng có góp ý này cho sidebar:
  • Văn kiện (?)
  • Tác gia (?)
Trong đó Văn kiện và Tác gia sẽ chỉ tới một trang tập hợp đủ tên các văn kiện và tác gia đó. Còn '?' là để chọn ngẫu nhiên.
AmieKim (thảo luận) 04:17, ngày 25 tháng 7 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Về số trang

Tôi đã thêm mục số trang. Tuy nhiên góc trái của Trang Chính trông không được đẹp lắm. AmieKim (thảo luận) 12:40, ngày 7 tháng 8 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Hiện tại có hai cuộc thảo luận biểu quyết trên Wikipedia. Rất mong có được thêm ý kiến và phiếu của bạn. mời bạn vào đây. Cảm ơn!Trongphu (thảo luận) 06:48, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Bot Cơ bản

Tôi đã mở Bot Cơ bản để thực hiện các tác vụ trong pywikipedia và hiện đang chờ được cộng đồng đồng ý để cấp cờ bot. Nếu bạn muốn, mời bạn cho biết ý kiến tại Wikibooks:Bàn thảo luận/Đề nghị quyền hạn nhé. AmieKim (thảo luận) 15:15, ngày 31 tháng 8 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Bot Cơ bản

Tôi xin lỗi đã không có hoạt động gì trên Wikibooks mấy tuần nay. Nguyên do là hiện giờ tôi rất bận. Nếu được, nhờ bạn thỉnh thoảng vào đây để hồi sửa giúp tôi những sửa đổi phá hoại. Cũng xin cảm ơn đã bỏ thì giờ xin cấp cờ bot này. Tuy vậy, chủ của nó bận quá nên không chắc nó có chạy được không.... Nếu từ giờ cho tới tháng 11 tôi vẫn chưa trở lại, nhờ bạn nhắn dùm các tiếp viên bên ấy cứ gỡ công cụ bảo quản của tôi. Khi nào tôi có thời gian hơn, tôi sẽ đóng góp tiếp. Thân. AmieKim (thảo luận) 15:20, ngày 27 tháng 9 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Hình như là một thành viên Wikipedia tiếng Trung Quốc quan tâm đến chữ Nôm. Tôi không thấy ai chuyên môn về chữ Nôm tại wiki đó. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 21:44, ngày 6 tháng 10 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Mỗi {{dòngt}} đẩy dòng 1 điểm ảnh xuống; tôi chưa hiểu tại sao. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 20:17, ngày 11 tháng 10 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Tôi đã sửa lỗi (trừ trong hình dạng Xanh Cologne). Có thể cần làm sạch vùng nhớ đệm để tiếp tục thấy các số dòng bằng màu xanh. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:18, ngày 12 tháng 10 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Văn phòng Nôm Na cần phông chữ NomNaTongLight của họ, chứ HAN NOM A/B không tương tích hoàn toàn. Lý do là lúc khi họ đã biên tập NomNaTongLight, rất nhiều chữ vẫn chưa được đưa vào tiêu chuẩn Unicode, nên họ đưa các chữ vào các khối Private Use Area (PUA). Các tác giả HAN NOM A/B cũng phải làm vậy, nhưng sắp xếp theo thứ tự khác hẳn. Nhiều khi các chữ không được chuẩn hóa vì nó chỉ là một cách viết khác của cùng chữ. Unicode không chấp nhận những trường hợp đó là ký tự riêng, nhưng NomNaTongLight vẫn có ký tự riêng trong PUA. Hình như HAN NOM có nhiều ký tự chuẩn hơn NomNaTongLight. Tôi cảm thấy việc tìm kiếm chữ HAN NOM ứng với một chữ PUA của NomNaTongLight có vẻ khó khăn. Nếu không kiếm được, bạn cũng có thể chụp màn hình những chữ riêng và tải lên Commons. (Các hình phông chữ thuộc phạm vi công cộng theo luật Mỹ.) – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 21:50, ngày 13 tháng 10 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Chắc tập tin phông này bị hư rồi. Trên máy của tôi, các trình duyệt cũng không dùng nó được. FontForge mở không sao, chỉ có vài cảnh báo không quan trọng. Nếu chỉ cần tra cứu các chữ không có trong HAN NOM (phần nhiều là không chuẩn), bạn có thể sử dụng công cụ tra cứu chữ Nôm của VPNN (chọn "Mã Unicode"). Các chữ không chuẩn trong phông chữ bắt đầu tại vị trí U+60000 ("V+60000" trong công cụ). Để biết mã số của một chữ trên trang, hãy cài phần mở rộng Character Identifier cho Firefox hoặc sử dụng mô đun Unicode (mai mốt sẽ di chuyển đến các wiki tiếng Việt khi Scribunto được cài đặt). – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 21:39, ngày 14 tháng 10 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Đáng tiếc, chắc không thể nào chép dán trực tiếp từ PDF này. Nếu có nguyên bản tài liệu Word thì có thể, nhưng họ đã sử dụng Adobe Distiller để chuyển đổi nó thành PDF. Distiller lấy các phông chữ được sử dụng trong tài liệu và tạo ra hàng chục (hàng trăm?) phông chữ, mỗi phông chữ chỉ chứa một số ký tự ở các vị trí hoàn toàn không chuẩn. (Văn bản tiếng Việt lại được mã hóa theo VPS hay gì đó.) Để xem danh sách phông chữ, mở File | Properties, thẻ Fonts. Có những cách lấy tập tin phông chữ từ PDF, chẳng hạn dùng FontForge. Tuy nhiên, dù lấy được, các tập tin này sẽ có bảng mã chỉ có ích trong tài liệu đó vì và có lẽ thiếu thông tin để biết ký tự nào ứng với vị trí Unicode nào. Đây là một vấn đề thường gặp của định dạng PDF, nó ảnh hưởng mọi ngôn ngữ (trừ tiếng Anh). – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:07, ngày 17 tháng 10 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Theo [4], Acrobat có thể chuyển đổi lại thành Unicode khi sao chép một đoạn văn bản, miễn là tập tin tuân theo định dạng tagged PDF. Tuy nhiên, theo Adobe Reader, PDF này không được gắn thẻ. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:11, ngày 17 tháng 10 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Vâng, các chữ Nôm được in bằng hàng chục "phông chữ" được tạo ra đặc biệt cho tài liệu này, mỗi cái có khoảng một chục chữ với thứ tự hoàn toàn nghiệm ý (arbitrary?). Hình như tài liệu này không có đủ thông tin để chuyển đổi lại nguyên bản Unicode. Nếu kiếm được tài liệu Word thì với sao chép được. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 18:09, ngày 17 tháng 10 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Kịch bản đó đã được viết lại để không sử dụng bảng. Tôi đã cập nhật MediaWiki:Common.css theo Wikipedia tiếng Anh và cũng đưa các liên kết công cụ vào trang "thông tin trang". – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:55, ngày 6 tháng 12 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Vâng, tôi sẽ thống nhất các tên trang. Theo nguồn của bạn là Cục Bản quyền Việt Nam thì tên chính thức là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; tuy nhiên, theo Wikipedia và chính phủ Hoa Kỳ thì phải là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Hình như Cục Bản quyền và Đại sứ quán Hoa Kỳ đều áp dụng tiêu chuẩn của cơ quan vào tài liệu, còn bản gốc thì chưa biết viết sao. (Phiên bản của Cục Bản quyền còn đánh vần sai tên của Madeleine Albright, cho nên trang đó rõ ràng không phải là bản gốc.) Bạn vẫn muốn giữ "chủng" theo nguồn hay là muốn "chúng" theo Wikipedia và Hoa Kỳ? – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:17, ngày 9 tháng 12 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Chào

Sao bạn không chịu làm BQV tại đây? mình thấy quanh đi quẩn lại chỉ có mình bạn ở đây. Bạn là thành viên tích cực nhất ở đây nên việc bạn làm BQV thì sẽ rất tiện, muốn làm cái gì cũng nhanh. Hồi xưa mình từng đề cử bạn rồi nhưng bạn từng nói có gì nhờ những steward giải quyết dùm như có chức năng xóa vân vân nên không cần BQV... Nhưng nếu chúng ta tự làm thì có phải hay hơn không? Vừa nhanh vừa tiện. Mỗi dự án Wiki tiếng Việt chúng ta ít nhất nên có 1 BQV hoạt động tích cực theo ý mình, để chứng tỏ sự tự lập của cộng đồng người Việt ta trên hệ thống Wiki. Suy đi nghĩ lại thì có thêm bạn làm BQV ở đây thì tốt cho tương lai của Wikisource hơn. Hy vọng bạn chấp nhận! Thảo luận Wikisource:Biểu quyết phong cấp.Trongphu (thảo luận) 00:26, ngày 20 tháng 12 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Nếu bạn làm BQV thì bạn không cần phải nhắc tôi thực hiện những công việc như xóa trang thường xuyên. Bạn ra ứng cử là tôi sẽ ủng hộ ngay. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 10:17, ngày 20 tháng 12 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Đúng rồi đó, thêm một người thêm một sức mạnh! Càng nhiều càng tốt, đặc biệt là những người tích cực như cậu cho một dự án này.Trongphu (thảo luận) 02:52, ngày 21 tháng 12 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Bạn mới gặp vấn đề này gần đây phải không? Tôi nghi ngờ thay đổi này; chắc lại bị vấn đề khoảng cách trong không gian tên Mục lục rồi. Tôi đã báo cáo lỗi 43.284 về vấn đề này. Cám ơn bạn. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 10:37, ngày 20 tháng 12 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Re:

Hiện mình đã lùi lại những sửa đổi mà sai bản quyền như bạn đã nói, và cảm ơn bạn đã chỉ ra lỗi của mình. Hy vọng bạn sẽ giúp đỡ mình những lần sau.PentelandMartin (thảo luận) 15:45, ngày 21 tháng 12 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại.
< Lưu 1 Lưu 2 Lưu 3 >