Bước tới nội dung

Wikisource:Quy định khóa

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Quy định và hướng dẫn Quy định khóa
Trang này hệ thống hóa các trường hợp bảo quản viên có thể khóa một trang không cho sửa đổi (khóa trang).

Khóa trang là thao tác không cho phép các thành viên mới sửa đổi trang (nửa khóa) hoặc không cho phép mọi thành viên sửa đổi trang ngoại trừ bảo quản viên (khóa hoàn toàn). Khóa trang chủ yếu được dùng để bảo vệ tính toàn vẹn của tác phẩm khi nó đã được tải lên và hoàn tất hiệu đính (xem thêm Độ toàn vẹn văn kiện) và phục vụ một số mục đích khác.

Tiêu chí khóa trang

[sửa]

Bảo vệ tính toàn vẹn và chọn lọc của văn kiện

[sửa]

Phần lớn các văn kiện được lưu trữ ở Wikisource không phải để phát triển hay sửa đổi, vì Wikisource chỉ thu thập các tài liệu đã được xuất bản trong quá khứ. Wikisource lưu trữ các văn kiện đã được xuất bản mà không sửa chữa chúng (kể cả các lỗi khi in hay sự thiếu chính xác về lịch sử). Khi một trang đã được hiệu đính xong thì không cần phải thay đổi nữa và trang đó cần được khóa lại.

Các trang này cần chứa bản mẫu {{khóa}}.

Văn kiện được chọn làm Tác phẩm chọn lọc đã được hiệu đính đầy đủ và do đó cần được khóa lại. Một nguyên nhân nữa cần phải khóa là do các văn kiện này được hiển thị trên trang chính. Biên tập viên mới tham gia có thể vì thiện ý mà sửa chữa một lỗi nào đó xuất hiện trong tác phẩm gốc mà không biết rằng tác phẩm gốc được in như vậy. Hơn nữa các thành viên phá hoại có thể lợi dụng cơ hội để sửa đổi một trang có nhiều người xem theo cách không mong muốn. Khóa trang là cách tốt để giải quyết các vấn đề trên.

Các trang này cần chứa bản mẫu {{chọn lọc}}, chứ không phải là {{khóa}}.

Sửa đổi gây hại

[sửa]

Tuy bản chất của Wikisource là mở, cho phép các sửa đổi không mong muốn, nhưng hầu hết các sửa đổi của biên tập viên đều diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn. Khi các trang bị phá hoại liên tục, chúng nên được khóa tạm thời để giảm thiểu tình trạng trên khi bảo quản viên xử lý thành viên phá hoại.

Bút chiến

[sửa]

Trong một số trường hợp nhất định, một số biên tập viên do thiện ý có thể liên tục lùi lại sửa đổi của nhau hoặc thực hiện sửa đổi mâu thuẫn. Điều này có thể xảy ra do sự khác biệt quan điểm về văn bản của tác phẩm (không rõ ràng), về các định dạng thích hợp để sử dụng, hoặc do nhiều nguyên nhân khác. Hành động này được gọi là bút chiến và gây ảnh hưởng rất tiêu cực đối với cộng đồng cũng như quá trình cộng tác. Nếu bút chiến xảy ra trên một trang, trang đó cần được khóa lại cho đến khi các thành viên giải quyết được tranh chấp thông qua thảo luận.

Vi phạm bản quyền phổ biến

[sửa]

Các trang bị xóa do vi phạm bản quyền có thể bị tạo lại nhiều lần do thiện ý của thành viên vì họ không nhận thức được tình trạng bản quyền của chúng. Các trang này cần được xóa để gỡ bỏ phần vi phạm bản quyền ra khỏi lịch sử trang, sau đó khởi tạo lại, đặt bản mẫu {{đã xóa}} rồi khóa lại.

Trường hợp đặc biệt

[sửa]
  • Trang Chính cần được khóa lại vĩnh viễn vì là trang có nhiều người xem nhất trên dự án và gây ấn tượng đầu tiên đối với thành viên mới. Mọi thay đổi có thể thấy được trên trang chính cần được thảo luận ở trang thảo luận.
  • Thông báo hệ thống: Mọi trang trong không gian tên MediaWiki được khóa hoàn toàn do phần mềm và chỉ có bảo quản viên mới sửa đổi được. Các trang này được tích hợp vào giao diện thành viên, và sự nhầm lẫn sẽ dẫn đến các sửa đổi bất cẩn hoặc nguy hại.
  • Thảo luận lưu: Mọi trang lưu trữ các thảo luận cũ cần được khóa không cho sửa đổi. Các thảo luận này không còn hoạt động và do đó không cần phải sửa đổi. Điều này bảo vệ sự toàn vẹn của cuộc thảo luận và cung cấp nguồn tham chiếu đáng tin cậy cho cộng đồng. Việc khóa không hạn chế đối với: (1) Lưu Thảo luận chung; (2) Lưu Thảo luận Trang chính; (3) Lưu Vi phạm bản quyền; (4) Lưu Thảo luận Thành viên. Tuy nhiên, khóa trang không bao gồm các trang mục lục lưu trữ vì chúng không chứa thảo luận và cần phải sửa đổi định kỳ để liên kết đến các lưu trữ mới được tạo ra.
  • Bản mẫu được sử dụng nhiều: các bản mẫu được sử dụng nhiều, bản mẫu phức tạp hoặc được nhiều người xem nên được khóa lại. Trong trường hợp này, {{tài liệu bản mẫu}} sẽ được dùng để cập nhật hướng dẫn và liên kết liên wiki.

Trang không nên khóa

[sửa]

Trang thảo luận

[sửa]

Trang thảo luận không nên bị khóa ngoại trừ các trường hợp xấu nhất. Đây là cách duy nhất để liên hệ hoặc đề nghị thay đổi bài viết kèm theo. Nếu có lỗi được phát hiện trong văn bản bị khóa, nên đăng một thông báo tại đây.

Trang thảo luận thành viên không nên bị khóa là tốt nhất, đặc biệt trong trường hợp thành viên bị cấm. Khi bị cấm, trang thảo luận thành viên là cách duy nhất họ giao tiếp với cộng đồng. Các trang này chỉ nên bị khóa trong trường hợp thành viên sửa đổi chúng với ác ý rõ ràng.

Không gian Wikisource

[sửa]

Mọi trang trong không gian Wikisource không nên bị khóa. Các trang này cần được mở thường xuyên để cộng tác và cải thiện, và nhiều trang đặc biệt cần được sửa đổi bởi mọi thành viên (như trang thảo luận cộng đồngđề nghị xóa).

Quy trình thực hiện

[sửa]

Bảo vệ sự toàn vẹn của văn kiện

[sửa]
  1. Duyệt qua nội dung văn kiện, xem:
  2. Khi trang đạt chất lượng 75%, tức là khi một thành viên Wikisource đối chiếu với một bản sao của tác phẩm, có thể đề nghị khóa trang tại Wikisource:Yêu cầu khóa trang. Chữ ký của người hiệu đính nên đặt ở vị trí thích hợp trong bản mẫu thông tin văn kiện và bản mẫu này sẽ được đặt tại trang thảo luận của bài viết.
  3. Nếu trang không bị thay đổi kể từ khi đưa ra yêu cầu khóa, và trang có chứa các liên kết liên quan (như liên kết tác giả v.v...), thể loại và thông tin văn kiện, thì một bảo quản viên sẽ khóa trang lại, xác định trang đạt chất lượng 75% rồi thêm bản mẫu khóa vào cuối trang.
    1. Nếu văn kiện bị thay đổi kể từ khi đưa ra yêu cầu khóa, thì thành viên yêu cầu phải xác nhận các thay đổi hoặc văn kiện cần phải được lùi lại trước khi nó được khóa.
  4. Thành viên Wikisource có thể đưa ra đề nghị mở khóa một trang bị khóa nhằm mục đích hiệu đính tại Wikisource:Yêu cầu khóa trang.
  5. Sau đó một bảo quản viên có thể mở khóa trang để thành viên yêu cầu có thể đọc và sửa văn kiện.
    1. Nếu văn kiện không được hiệu đính trong thời hạn một tuần kể từ khi mở khóa thì trang đó cần được khóa lại lần nữa.
  6. Trong quá trình hiệu đính, thành viên hiệu đính nên ký tên vào vị trí thích hợp trong bản mẫu thông tin văn kiện và yêu cầu tái khóa trang tại Wikisource:Yêu cầu khóa trang.
  7. Sau đó một bảo quản viên sẽ khóa trang và xác định trang đạt chất lượng 100% (được nhiều hơn một thành viên hiệu đính).