Trợ giúp:Sửa đổi Wikisource

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm

Tình năng cơ bản nhất của wiki là thẻ tab 'sửa đổi'. Trừ một vài ngoại lệ, bạn có thể sửa đổi tất cả các trang trên Wikisource. Chỗ thử là nơi dành riêng để thử sửa đổi, cho nên bạn cứ thoải mái dùng nó để thử nghiệm. Với bản chất của Wikisource, các văn thư gốc không được phép thay đổi, ngoại trừ để sửa lỗi. Tuy nhiên, bạn được hoan nghênh bổ sung những văn thư gốc sơ cấp mới hoặc hoàn chỉnh các văn thư hiện có.

Sửa đổi căn bản[sửa]

Khi bạn nhấn vào sửa đổi ở đầu trang, bạn sẽ được chuyển qua 'khu vực sửa đổi'. Sẽ có một hộp chứa nội dung văn bản và mã nguồn trang; hãy thay đổi những gì bạn cho là sẽ cải thiện trang. Dưới hộp sửa đổi, bạn sẽ thấy hộp chèn. Nhấn vào một biểu tượng bên trong hộp này sẽ tự động chèn biểu tượng đó vào hộp sửa đổi tại nơi đặt con trỏ.

Sau khi đã hoàn thành, xin hãy viết một tóm lược ngắn gọn cho những thay đổi của bạn của bạn tại ô tóm lược sửa đổi. Tóm lược có thể miêu tả rất rõ hoặc rất ngắn gọn, tùy bạn thấy cần như thế nào; ví dụ, các biên tập khác sẽ hiểu một tóm lược khi là "chính tả" tức là bạn đã sửa lỗi chính tả và dấu câu. Các tóm lược sửa đổi chính xác được xem là một biểu hiện tốt, còn để trống nó sẽ tạo nhiều sự nghi ngại của cộng đồng đối với sửa đổi của bạn.

Nếu đó chỉ là một thay đổi nhỏ, bạn có thể đánh dấu nó là sửa đổi nhỏ bằng cách đánh dấu vào hộp tương ứng ở phía dưới tóm lược sửa đổi. Tính năng này chỉ có cho các thành viên đã đăng ký. Có thể ẩn đi các sửa đổi nhỏ ra khỏi danh sách thay đổi gần đây. Để ý rằng việc đánh dấu một sửa đổi rõ ràng là lớn là thay đổi nhỏ là một hành động xấu. Nếu bạn vô tình đánh dấu một sửa đổi lớn là sửa đổi nhỏ, hãy thực hiện một sửa đổi khác vào trang (như thay một khoảng trắng chẳng hạn) rồi viết "sửa đổi trước không phải là sửa đổi nhỏ" hoặc cái gì đó tương tự như vậy tại tóm lược sửa đổi.

Một tính năng rất hữu ích cần dùng trước khi lưu trang là Xem thử. Tính năng này sẽ cho bạn thấy chính xác trang sẽ hiển thị ra sao sau khi bạn lưu trang, vì vậy đó là cách tốt để duyệt lại hoặc để chắc chắn mọi thứ đã đúng như mong đợi. Nút Xem thay đổi sẽ so sánh các phiên bản bằng cách đặt chúng kề nhau và tô sáng các thay đổi.

Sau khi xong, nhấn Lưu trang để lưu sửa đổi của bạn. Phiên bản mới của trang sẽ hiện ra ngay lập tức.

Mã wiki[sửa]

Wikisource sử dụng cú pháp đặc biệt có tên là Wikitext hoặc Mã wiki để thực hiện gần như mọi thứ trong bài viết. Mã wiki được thiết riêng sao cho dễ dùng nhất.

Định dạng cơ bản[sửa]

Bạn có thể nhấn mạnh đoạn văn bản bằng cách bao chúng trong các dấu phẩy

  • ''văn bản in nghiêng'' (Hai dấu phẩy.)
  • '''văn bản in đậm''' (Ba dấu phẩy.)
  • '''''văn bản in nghiêng và đậm''''' (Năm dấu phẩy.)

Tựa đề[sửa]

Tựa đề (giống như dòng chữ "Tựa đề" ngay phía trên) dùng để chia trang thành nhiều đề mục.

  • = Tựa đề cấp một = (Gần như không bao giờ sử dụng, tương đương với tựa trang ở đầu trang này.)
  • == Tựa đề cấp hai == (Cấp tựa đề phổ biến nhất, tương đương với dòng "Mã wiki" ở trên.)
  • === Tựa đề cấp ba === (Đề mục con - dòng "Tựa đề" ở trên đầu đoạn này là một tựa đề cấp ba.)
  • ==== Tựa đề cấp bốn ==== (Đề mục con của con.)
  • ===== Tựa đề cấp năm =====

Danh sách[sửa]

Danh sách không đánh số[sửa]

Các danh sách, như danh sách các tác phẩm của một tác giả, có thể hiển thị ở dạng chấm đơn giản. Dưới đây là một danh sách không đánh số:

  • * Mục 1
  • * Mục 2
  • * Mục 3

Danh sách có đánh số[sửa]

Danh sách đòi hỏi phải có số thứ tự - như các bước đóng đồ gỗ - có thể tạo bằng cách dùng dấu thăng (#); danh sách sau là danh sách có đánh số để minh họa:

  1. # Mục 1
  2. # Mục 2
  3. # Mục 3

Liên kết[sửa]

Bạn có thể dễ dàng chèn liên kết đến một trang trên Wikisource, trên wiki khác, hoặc trên Internet.

  • [[liên kết wiki]] (Liên kết đến một trang trên Wikisource bằng cách bọc trang bằng bộ bốn dấu ngoặc vuông. Bạn cũng có thể tạo liên kết đến một trang khác sử dụng văn bản khác không phải là tựa trang: [[liên kết wiki|nhấn vào đây]].)
  • [http://vidu.org] (Liên kết đến một trang trên Internet bằng cách bọc URL bằng cặp dấu ngoặc vuông. Làm như thế sẽ tạo ra một con số trong ngoặc vuông giống như [1]. Bạn có thể liên kết sử dụng văn bản liên kết bằng cách thêm khoảng trắng sau URL rồi đến văn bản cần hiện: [http://vidu.org nhấn vào đây].
  • Để được trợ giúp thêm về liên kết liên wiki, liên ngôn ngữ (và liên kết liên wiki-ngôn ngữ), xem liên kết liên wiki (bằng tiếng Anh) trên Meta-Wiki.

Thể loại[sửa]

  • [[Thể loại:Tên thể loại]] (Thêm trang hiện hành vào một thể loại nếu bạn biết trang đó thuộc về thể loại nào). Nếu bạn muốn tạo liên kết đến một thể loại, hãy dùng định dạng sau [[:Thể loại:Tên thể loại]]. Chú ý là có dấu hai chấm (:) đằng trước từ "thể loại".
  • Để có giúp đỡ nâng cao về Thể loại, xem Help:Category (bằng tiếng Anh) trên Meta-Wiki.

Nâng cao[sửa]

Xem m:Help:Editing (bằng tiếng Anh) để có trợ giúp nâng cao.