Trợ giúp:Ngắt trang

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trợ giúp:Hiệu đính Ngắt trang
Trang này trình bày những giải pháp cho một số vấn đề thường gặp do nội dung văn bản bị ngắt ra giữa hai trang trong không gian tên Trang:.

Bản mẫu dùng qua trang[sửa]

Nếu bạn có một bản mẫu kéo dài qua hai trang, bạn không thể đặt phần mở đầu của bản mẫu (như {{khối nghiêng|) vào trang trước và sau đó đặt phần đóng (}}) vào trang sau. Đó là bởi vì phần mềm MediaWiki sẽ xử lý theo thứ tự, và mã wiki trên từng trang sẽ được xử lý trước, trước khi được nhúng chéo, do đó phần mềm không thể nhận ra bản mẫu sẽ được đóng tại một trang phía sau và do đó nó xem phần đầu bản mẫu là văn bản thường.

Để giải quyết vấn đề này, bạn cần dùng một dạng "tách rời" của bản mẫu, và tận dụng phần đầu trang và chân trang của không gian tên Trang: khi sửa đổi (nếu bạn không thấy hai phần này khi sửa trang, nhấn vào nút [+] trong thanh công cụ). Bằng cách làm như vậy, khi nhúng chéo, sẽ có hai bản mẫu riêng biệt, "đầu" và "cuối" ở hai đầu văn bản, còn phần văn bản thì không thật sự nằm trong bản mẫu nào cả. Mỗi trang cũng sẽ được bao bọc bằng cặp bản mẫu như vậy trong không gian tên Trang:, bằng phần đầu trang và chân trang, để nội dung có thể hiển thị đúng cả trước và sau khi nhúng chéo.

Phương pháp[sửa]

Trang đầu[sửa]

Thân trang
{{khối nghiêng/đ}}
Văn bản ở trang đầu
Chân trang
{{khối nghiêng/c}}

Trang giữa[sửa]

Đầu trang
{{khối nghiêng/đ}}
Thân trang
Văn bản ở trang giữa
Chân trang
{{khối nghiêng/c}}

Trang cuối[sửa]

Đầu trang
{{khối nghiêng/đ}}
Thân trang
Văn bản ở trang cuối
{{khối nghiêng/c}}

Các bản mẫu dùng hệ thống này[sửa]

Phương pháp này được dùng bởi khá nhiều bản mẫu. Đây là những bản mẫu ở cấp độ "khối" (block) như {{khối nghiêng}}, vì các bản mẫu ở cấp độ "trải" (span) như {{nhỏ}} không tạo ra ngắt dòng khi dùng kế tiếp nhau. Nếu bạn cần chạy một bản mẫu span qua nhiều trang, chỉ cần đóng bản mẫu ở trang trước, và bắt đầu bản mẫu mới ở trang sau.

Một số bản mẫu dùng phương pháp này:

Nếu bản mẫu khối mà bạn muốn dùng xuyên qua ngắt trang không có biến thể tách rời, hãy tạo nó bằng cách dùng một trong các bản mẫu phía trên làm ví dụ. Nhớ nhúng chéo tài liệu hướng dẫn sử dụng bản mẫu từ trang bản mẫu không bị tách.

Bảng biểu dùng qua trang[sửa]

Bảng biểu bị tách qua nhiều trang sẽ được giải quyết tương tự như bản mẫu bị tách ra ở trên, bằng cách dùng cú pháp bảng biểu là {| và |} thay cho {{bản mẫu/đ}} và {{bản mẫu/c}}. Với một số định dạng bảng biểu thường dùng, các bản mẫu tách rời như {{khối giữa/đ}} và {{Mục lục đầu}} đã có sẵn, và dùng như mô tả ở trên.

Phương pháp[sửa]

Phương pháp này có hai phần, đều để giải quyết vấn đề là phần mở rộng ProofreadPage, khi nối hai trang lại với nhau, sẽ không dùng ký tự xuống hàng:

  1. Dùng {{nopt}} để ép mã bảng biểu (là |- hoặc |}) phải bắt đầu một dòng mới trong phần văn bản cuối cùng (đây là điều bắt buộc để phần mềm nhận ra đó là mã bảng biểu).
  2. Đặt một mã tạo dòng mới (|-) vào đầu các trang, không phải ở cuối trang trước. Điều này là bắt buộc để số thứ tự trang được đặt đúng chỗ[1].
Trang Mục Nội dung
Trang đầu Thân trang
{| class="class?" style="kiểu cho bảng ở đây"
|-
|Nội dung bảng
Chân trang
{{nopt}}
|}
<references/> <!--nếu có-->

Lưu ý: {{nopt}} cực kỳ quan trọng ở phần chân trang, nếu không có nó, bảng sẽ bị đóng sau phần còn lại của nội dung ở chân trang, như chú thích, và do đó chúng sẽ hiện ra sai chỗ.[2]

Trang giữa Đầu trang
{| class="class?" style="kiểu cho bảng ở đây" (y như trang đầu, nếu không trang sẽ hiển thị khác biệt)
|-<!-- Hàng dư thế này là cần thiết nếu dùng các hàng đầu đề  -->
Thân trang
{{nopt}}
|-
|Thêm nhiều hàng nữa
Chân trang
{{nopt}}
|}
<references/> <!--nếu có-->
Trang cuối Đầu trang
{| class="class?" style="kiểu cho bảng ở đây" (y như trang đầu, nếu không trang sẽ hiển thị khác biệt)
|-<!-- Hàng dư thế này là cần thiết nếu dùng các hàng đầu đề  -->
Thân trang
{{nopt}}
|-
|Thêm nhiều hàng nữa
|}

Thơ bị qua trang[sửa]

Thẻ <poem> luôn phải được mở và đóng trong phần thân trang.

Nếu bạn dùng "định dạng trực tiếp" (tức là <br/>), bạn không cần phải làm gì khác biệt.

Nếu bạn dùng {{khối giữa}}, bạn phải tách bản mẫu đó qua các trang:

Trang Mục Nội dung
Trang đầu Thân trang
{{khối giữa/đ}}<poem>
Khổ 1, Dòng 1
Khổ 1, Dòng 2
<br/><!-- bắt đầu một khổ mới -->
</poem>
Chân trang
{{khối giữa/c}}
Trang giữa Đầu trang
{{khối giữa/đ}}
Thân trang
<poem>
Khổ 2, Dòng 1
Khổ 2, Dòng 2
</poem><!-- không còn khổ mới -->
Chân trang
{{khối giữa/c}}
Trang cuối Đầu trang
{{khối giữa/đ}}
Thân trang
<poem>
Khổ 2, Dòng 3
Khổ 2, Dòng 4
</poem>
{{khối giữa/c}}

Cước chú hiện qua trang[sửa]

Cước chú bị kéo dài qua hơn một trang sẽ được xử lý tương tự. Phương pháp dưới đây sẽ giúp hiển thị đúng cước chú ở cả không gian tên Trang và sau khi được nhúng vào không gian Chính.

Phương pháp[sửa]

Trang đầu[sửa]

Thân trang
Lorem ipsum dolor sit amet,<ref name="p76">dolorem ipsum, quia dolor sit amet,</ref>
Chân trang
{{chú thích nhỏ}}

Các trang sau[sửa]

Thân trang
...est laborum.<ref follow="p76">consectetur, adipisci velit...</ref>
Chân trang
{{chú thích nhỏ}}

Vấn đề tiềm ẩn[sửa]

  • <ref name=...> có thể là bất cứ tên gì miễn là nó không trùng tên một cước chú không liên quan cũng được nhúng vào cùng trang. Khuyên dùng số trang.
  • Thông thường <ref follow=...> sẽ nằm ở cuối trang. Tuy nhiên, nếu có sự thay đổi đề mục – để nhúng chéo vào một chương khác – thì phần cước chú còn lại nên được chuyển lên phía đầu trang, nếu không nó sẽ không được nhúng chéo.
  • Cước chú dài có thể có nhiều đoạn văn; dùng hai dấu xuống dòng liên tiếp để bắt đầu đoạn văn mới sẽ không hoạt động khi nhúng chéo cước chú – bạn phải ép nó bằng cách bọc đoạn văn thứ hai trở đi bằng thẻ đoạn văn HTML <p>...</p>.[3]

Danh sách hiện qua trang[sửa]

Danh sách hiện qua ngắt trang sẽ tạo ra vấn đề khi mục cha trong danh sách ở trang này trong khi mục con lại xuất hiện ở trang sau.

Mục danh sách con ở trang thứ hai[sửa]

Thay vì đặt nội dung bị kéo dài trong phần đầu trang của trang thứ hai, nên đặt nó ở thân trang phía trong một cặp <noinclude></noinclude>, tiếp theo là dấu xuống dòng.[4] Mục danh sách tiếp theo, (hoặc mục danh sách con) sẽ được tiếp tục như bình thường.

Thân trang đầu
*Mục danh sách cha.
**Mục danh sách con đầu tiên.
Thân trang thứ hai
<noinclude>*Mục danh sách cha (tiếp tục)</noinclude><!-- Dấu xuống hàng ở đây là cực kỳ quan trọng. -->
*Mục danh sách thứ hai.

Tiếp tục mục danh sách đầu tiên[sửa]

Thân trang đầu
*Mục danh sách cha. Nội dung của mục ...
Thân trang sau
<noinclude>*Mục danh sách cha (tiếp tục)<br/></noinclude>.. tiếp tục qua ngắt trang.<!-- -->
** Mục danh sách con.

Lưu ý rằng tất cả các thẻ Section đều nên đặt phía sau mục danh sách trong trang đầu, nhưng ngay phía trước phần noinclude trong trang thứ hai. KHÔNG có xuống hàng giữa thẻ section và phần noinclude ở trang thứ hai.

Dòng mới khi sang trang[sửa]

Hành vi mặc định khi nhúng trang là chỉ thêm một dấu cách giữa văn bản hai trang (ngoại trừ khi trang kết thúc bằng dấu gạch nối, khi đó nó sẽ bị xóa và không chèn dấu cách ở giữa), thậm chí khi đáng ra đó phải là phần ngắt đoạn văn, hoặc khi đáng ra không nên có dấu cách gì cả. Dưới đây là một số bản mẫu để hỗ trợ trong trường hợp như vậy.

  • Dùng {{nối cuối trang}} hay {{nct}} khi dấu gạch nối ở cuối trang cần được giữ lại. Xem H:GACHNOI để biết thêm chi tiết.
  • Đặt {{nop}} vào một dòng mới ở phía cuối trang nơi đồng thời là kết thúc một đoạn văn.

Ghi chú[sửa]

  1. Nếu bạn đặt chúng vào cuối trang, vị trí của số thứ tự trang sẽ bị đặt giữa hai hàng của bảng, và đây là mã HTML không hợp lệ, dẫn đến lỗi mã sạch "nội dung bị nhận nuôi". Xem thêm phab:T232477.
  2. Cụ thể hơn, chúng có thể bị "nhận nuôi" như ở trên và hiện ra ở đầu bảng và tạo ra lỗi mã sạch, hoặc chúng có thể xuất hiện ở ô cuối cùng của bảng.
  3. Xem thêm phab:T49544.
  4. Phần này không thể đặt trong phần đầu trang được do phần mềm xử lý tự động tạo ra hai dấu xuống dòng. Xem phab:T275388 để biết thêm chi tiết.