Bước tới nội dung

Trợ giúp:Quy ước định dạng

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trợ giúp:Hiệu đính Quy ước định dạng
Các quy ước định dạng chuẩn dùng khi hiệu đính trên Wikisource.

Các quy ước sau đây được xem là cách làm tốt nhất tại các trang trong không gian tên Trang (tập tin DjVu, PDF, và tập tin khác có sử dụng phần mở rộng ProofreadPage). Các quy ước định dạng bài viết và các hướng dẫn chung xin xem ở Wikisource:Cẩm nang về văn phong.

Chạy đầu trang

[sửa]

Phần đầu và chân của một trang sách thường có thứ tự trang và tiêu đề cuốn sách. Những nội dung này sẽ không được nhúng chéo. Đặt thông tin như thế này vào hộp sửa đổi đầu trang và chân trang, có được bằng cách nhấn vào nút ở phía trên cửa sổ sửa đổi, trong mục Hiệu đính.

Bản mẫu {{Chạy đầu trang}} rất hữu ích để định dạng phần đầu trang, dùng như sau:

  • {{Chạy đầu trang|trái=|giữa=|phải=}}
  • Văn bản ở các tham số trái, giữa và phải sẽ hiển thị trên cùng một hàng.
  • Phần đầu trang có năm thành phần, thường hay xuất hiện trong bách khoa toàn thư hoặc từ điển, có thể được xử lý bằng {{cdt/5}}

Ngắt dòng

[sửa]
  • Xóa ngắt dòng.
Nước sông Nhị-hà mới bắt đầu lên to,⏎
cuồn cuộn chảy, tưởng muốn lôi phăng cái cù⏎
lao ở giữa sông đi.
Nước sông Nhị-hà mới bắt đầu lên to, cuồn cuộn chảy, tưởng muốn lôi phăng cái cù lao ở giữa sông đi.
  • Để bắt đầu một đoạn văn mới, các trang MediaWiki dùng hai lần xuống hàng (tức là bấm phím Enter hai lần sao cho giữa hai đoạn văn có một dòng trống):
...đây là phần cuối của một đoạn văn.

Đây là phần mở đầu của đoạn văn tiếp theo...
  • Với thơ ca và các loại văn bản khác được trình bày theo từng dòng, nội dung gõ vào nên giữ nguyên cách xuống dòng đó. Xem Trợ giúp:Thơ để biết cách định dạng chúng.

Từ có dấu gạch nối bị ngắt ở cuối trang

[sửa]

Trong các sách trước đây, bạn sẽ gặp cách viết chính tả dùng dấu gạch nối giữa hai từ trong một từ kép (ví dụ, Hà-nội). Vì nguyên tắc chung tại Wikisource là phải bảo đảm tính toàn vẹn của tác phẩm, những dấu gạch nối này cần được giữ lại khi chuyển sang văn bản tại Wikisource.

  • Khi một từ có dấu gạch nối bị ngắt sang hai trang quét kế tiếp nhau, nếu để nguyên như vậy, phần mềm sẽ tự động bỏ dấu gạch nối và viết dính hai chữ lại với nhau khi nhúng chéo vào không gian chính. Để giữ lại dấu gạch nối, thay dấu gạch nối cuối trang bằng {{nct}} (viết tắt của {{nối cuối trang}}) thì phần mềm sẽ không bỏ nó đi.
    Cách dùng sai:
    Trang trước:
    Sách xuất bản trước đây viết tên riêng như Lê-đại-
    Trang sau:
    hành. Ta cần giữ nguyên cách viết như vậy khi nhúng chéo.
    Kết quả nhúng chéo: "Sách xuất bản trước đây viết tên riêng như Lê-đạihành. Ta cần giữ nguyên cách viết như vậy khi nhúng chéo."
    Cách dùng đúng:
    Trang trước:
    Sách xuất bản trước đây viết tên riêng như Lê-đại{{nct}}
    Trang sau:
    hành. Ta cần giữ nguyên cách viết như vậy khi nhúng chéo.
    Kết quả nhúng chéo: "Sách xuất bản trước đây viết tên riêng như Lê-đại-hành. Ta cần giữ nguyên cách viết như vậy khi nhúng chéo."
  • Nếu bạn muốn đặt liên kết wiki cho một cụm từ bị ngắt ở cuối trang, dùng {{lkd}} và {{lkc}}. Xem tài liệu hướng dẫn tại bản mẫu đó để xem các trường hợp được chúng hỗ trợ.

Lưu ý:

  • Các tác phẩm trước đây dùng cặp bản mẫu {{cnd}} và {{cnc}}. Cách làm như vậy mất nhiều công sức hơn nhiều so với dùng bản mẫu {{nct}}. Do đó, cách làm thay thế dấu gạch nối ở cuối trang bằng {{nct}} được khuyên dùng.
  • Hướng dẫn trên áp dụng cho các trường hợp xuất hiện trong văn bản tiếng Việt. Trong các ngôn ngữ đa âm tiết khác (như tiếng Anh, tiếng Pháp), một từ dài có thể bị ngắt đôi ở cuối dòng hoặc cuối trang bằng dấu gạch nối. Khi bị ngắt ở cuối dòng, hãy xóa dấu gạch nối và xóa ngắt dòng. Còn khi bị ngắt ở cuối trang, cứ viết như bản quét và phần mềm sẽ tự động xóa nó đi khi nhúng chéo.

Đoạn văn kết thúc ở cuối trang

[sửa]
  • Nếu một đoạn văn kết thúc ở cuối trang quét và một đoạn mới trong cùng một chương sẽ bắt đầu ở trang kế tiếp, hãy thêm {{nop}} vào cuối trang (trên dòng riêng ngay dưới đoạn văn) để ép buộc phần mềm phải ngắt văn bản. Nếu không, khi các trang được nhúng chéo thì sự phân tách giữa hai trang sẽ chỉ được xem là một khoảng trắng chứ không phải là một dòng mới. Ví dụ: Trang:Truyen ky man luc NVT.pdf/47 và kết quả nhúng chéo tại Truyền kỳ mạn lục/4.

Bản mẫu

[sửa]
  • Hãy dùng các bản mẫu chuẩn hóa thay cho các loại mã trình bày khác, để dễ nhớ bằng tiếng Việt và giúp Wikisource tránh bị ảnh hưởng khi có thay đổi không mong muốn từ bên ngoài. Ví dụ, dùng {{phải}} thay cho <p align="right">.
    • Nếu bạn muốn từ/cụm từ được In Nhỏ, dùng bản mẫu {{in nhỏ}}.
    • Nếu bạn muốn từ/cụm từ dùng một phông chữ nhỏ hơn (hoặc lớn hơn), dùng bản mẫu {{nhỏ}} (hoặc {{lớn}}). Tương tự như vậy, các bản mẫu {{xx-nhỏ}}, {{x-nhỏ}}, {{x-lớn}}, {{xx-lớn}}, và {{cỡ chữ}} cũng dùng để thay đổi kích thước văn bản.

Cước chú

[sửa]
  • Cước chú (hay chú thích cuối trang) xuất hiện trong bản in của quyển sách nên được thực hiện bằng các thẻ định dạng <ref></ref><references/> ( hoặc {{smallrefs}} ). Dùng thẻ {{reflist}} cho không gian tên Tác gia và không gian Chính.

Dấu câu

[sửa]

Các sách cũ thường sử dụng dấu câu theo quy tắc chính tả tiếng Pháp, theo đó trước các dấu hai chấm (:), dấu chấm phẩy (;), dấu chấm than (!), dấu chấm hỏi (?) có khoảng trắng, và khoảng trắng trước dấu thường ngắn hơn khoảng trắng sau dấu. Ở Wikisource tiếng Việt, để cho đơn giản, nên loại bỏ khoảng trắng trước các dấu hai chấm (:), dấu chấm phẩy (;), dấu chấm than (!), dấu chấm hỏi (?).[1] Riêng đối với cặp dấu nháy « », nên giữ lại khoảng trắng sau dấu mở « và trước dấu đóng ».[2]

Thẻ không còn được sử dụng

[sửa]

Một số thẻ đã không còn được sử dụng trong mã HTML hiện đại và dần dần sẽ bị xóa khỏi trình duyệt lẫn MediaWiki.

  • Dùng thuộc tính align cũng bị xem là cũ và cần được thay thế bằng mã CSS:
    • Để định vị bảng biểu:
      • align=center: dùng style="margin: auto;"
      • align=left/right: dùng style="float: left/right;"
    • Để canh lề văn bản (như trong ô bảng biểu):
      • align=left/center/right: dùng style="text-align: left/center/right;"
  1. Xem các thảo luận ở Đề tài:Usjxsoesol2snodoĐề tài:Uudrdawl0n64ai3c.
  2. Xem thảo luận ở Đề tài:Ut8t409i4f1zzova.