Bước tới nội dung

Thảo luận:Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi Tranminh360 trong đề tài So sánh hai phiên bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam

Lịch sử trang

[sửa]

Wikisource dùng chung có văn bản Tuyên ngôn bị xóa; tôi lấy văn bản ở trang này từ Wikipedia tiếng Việt. Lịch sử trang ở Wikisource dùng chung:

  • 01:29, 20 December 2006 . . 222.253.182.53 (Talk | block)
  • 23:50, 9 November 2006 . . 210.245.58.84 (Talk | block)
  • 23:49, 9 November 2006 . . 210.245.58.84 (Talk | block)
  • 08:04, 13 June 2005 . . Mxn (Talk | contribs | block) (+w:vi:)
  • 00:02, 25 March 2005 . . 219.89.156.193 (Talk | block)
  • 16:44, 8 September 2004 . . Mxn (Talk | contribs | block) (Transferred from w:vi:Tuyên ngôn Độc lập and wikified)

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 23:44, ngày 23 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đề nghị đăng lại Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam

[sửa]

Tranminh360 Bên Wikipedia cũng đã cho đăng toàn văn Tuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), chứng tỏ các thành viên bên đấy đã thảo luận và đi đến nhất trí về vấn đề bản quyền của tác phẩm này. Hơn nữa theo thành viên Tân: "Luật bản quyền Mỹ cho rằng các diễn văn công khai đều thuộc phạm vi công cộng." (Nguồn). Vì thế tôi cho rằng có thể đăng toàn văn tác phẩm lên Wikisource Mai Ngọc Xuân (thảo luận) 13:09, ngày 20 tháng 11 năm 2016 (UTC)Trả lời

@Mai Ngọc Xuân: Trong Thảo luận Thành viên:Vinhtantran/Lưu 1#Về Tác gia:Hồ Chí Minh, chính thành viên Tân nói rằng: "Theo luật bản quyền Việt Nam, thì tất cả các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc hay Hồ Chí Minh đều chưa hết hạn bản quyền (phải đến hết năm 2019), kể cả Tuyên ngôn độc lập, Yêu sách của nhân dân An Nam (vì Bác viết chung với một số người, nên bản quyền chỉ hết sau 50 năm từ khi tác giả cuối cùng chết), và kể cả các tác phẩm viết trước năm 1923 vì luật Việt Nam không công nhận điều này như Hoa Kỳ", và chính Tân đã xóa văn kiện này khỏi Wikisource. Xem thêm thảo luận ở Wikisource:Có thể vi phạm bản quyền/Lưu#Tuyên ngôn độc lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tranminh360 (thảo luận) 03:15, ngày 21 tháng 11 năm 2016 (UTC)Trả lời
Mỗi Wiki có 1 bản chất khác nhau. Ở Wikipedia, dù ở ngôn ngữ nào, các vấn đề bản quyền thường dựa trên nguyên tắc "máy chủ đặt tại Hoa Kỳ" để xét. Tuy vậy, ở Wikisource, theo như tôi tham khảo từ các wiki khác thì bản quyền dựa trên quốc gia nơi tác phẩm đó được viết ra. Chính vì vậy Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam chưa đủ điều kiện để có mặt trên đây. Bạn @Mai Ngọc Xuân: có biết là bài Tiến quân ca mà còn chưa được xem là PVCC, thì bản Tuyên ngôn cũng tương tự mà thôi. Tân (thảo luận) 04:44, ngày 21 tháng 11 năm 2016 (UTC)Trả lời
Ok hai bạn, mình hiểu rồi Mai Ngọc Xuân (thảo luận) 05:59, ngày 21 tháng 11 năm 2016 (UTC)Trả lời
@Tân: Bài Tiến quân ca đã được gia đình nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho Nhà nước, Tổ quốc và nhân dân Việt Nam [1], như vậy được xem là phạm vi công cộng rồi. Tranminh360 (thảo luận) 23:45, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)Trả lời

So sánh hai phiên bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam

[sửa]
STT Bản do Hồ Chí Minh đọc, được ghi âm sau 1954 [2] Bản đăng trên báo Cứu quốc ngày 5-9-1945
1 Hỡi đồng bào cả nước Không có câu này
2 Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng
3 bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái bọn thực dân Pháp lợi dụng là có (bản scan không rõ?) tự do, bình đẳng, bác ái
4 Chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào Chúng tuyệt đối không cho dân ta một chút tự do dân chủ nào
5 Chúng thi hành những luật pháp dã man Chúng thi hành những pháp luật dã man
6 để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết để ngăn cản dân ta đoàn kết
7 Chúng bóc lột dân ta đến xương tủy khiến cho dân ta nghèo-nàn thiếu-thốn Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy khiến cho dân nghèo-nàn thiếu-thốn
8 Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên-liệu Chúng cướp không ruộng đất, rừng mỏ, nguyên-liệu
9 Chúng không cho các nhà tư-sản ta ngóc đầu lên Chúng không cho các nhà tư-sản ta được giầu lên
10 Bọn thực-dân Pháp hoặc bỏ chạy, hoặc đầu hàng Bọn thực-dân Pháp hoặc bỏ chạy, hoặc đầu hàng
11 Trước ngày mồng 9 tháng 3 Trước ngày 9 tháng 3
12 lại thẳng tay khủng bố Việt-Minh hơn nữa lại thẳng tay khủng bố Việt-Minh hơn trước
13 Yên Bái Yên-Báy
14 lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, và bảo vệ tính mạng tài sản cho họ lại cứu cho người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, và bảo vệ tính mạng, tài sản cho họ
15 Sự thật là từ mùa thu năm 1940 Sự thực là từ mùa thu năm 1940
16 Khi Nhật hàng Đồng-Minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước VIỆT-NAM DÂN-CHỦ CỘNG-HÒA Khi Nhật hàng Đồng-Minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy dành chính quyền, lập nên nước VIỆT-NAM CỘNG-HÒA DÂN-CHỦ
17 Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt-Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp Sự thực là dân ta đã lấy lại nước Việt-Nam từ tay Nhật, chứ không phải tự tay Pháp
18 để gây dựng nên nước Việt-Nam độc-lập để gây nên nước Việt-Nam độc-lập
19 tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp
20 Toàn dân Việt-Nam trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp Toàn dân Việt-Nam trên dưới một lòng quyết liệt chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp
21 quyết không thể không công nhận quyền độc-lập của dân Việt-Nam quyết không thể không nhận quyền độc-lập của dân Việt-Nam
22 và sự thật đã thành một nước tự-do độc-lập và sự thực đã thành một nước tự-do độc-lập
23 Toàn thể dân tộc Việt-Nam quyết đem tất cả tinh-thần và lực-lượng, tính-mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc-lập ấy Toàn thể dân Việt-Nam quyết đem tất cả tinh-thần và lực-lượng, tính-mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do độc-lập ấy
24 Không có phần ký tên Ký tên: Hồ-chí-Minh, chủ-tịch, Trần-huy-Liệu, Võ-nguyên-Giáp, Chu-văn-Tấn, Dương-đức-Hiền, Nguyễn-văn-Tố, Nguyễn-mạnh-Hà, Cù-huy-Cận, Phạm-ngọc-Thạch, Nguyễn-văn-Xuân, Vũ-trọng-Khánh, Phạm-văn-Đồng, Đào-trọng-Kim, Vũ-đình-Hòe, Lê-văn-Hiến.

Tranminh360 (thảo luận) 07:14, ngày 5 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời