Bước tới nội dung

Wikisource:Cẩm nang biên soạn

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
(Đổi hướng từ Wikisource:Cách đặt tên trang)
Quy định và hướng dẫn Cẩm nang biên soạn
Cẩm nang biên soạn này sơ lược các quy ước định dạng cho Wikisource và các hướng dẫn khác. Đây không phải là những quy luật cứng nhắc, và có thể bỏ qua khi cần thiết. Tuy nhiên, các thành viên nên thực hiện theo hướng dẫn này khi được nhằm giữ Wikisource được đồng nhất và duy trì chất lượng cao.

Tính uyển chuyển

[sửa]

Tuy cẩm nang biên soạn giới thiệu các tiêu chuẩn được mọi người công nhận, nó vẫn không phải là các quy luật cứng. Bạn có thể thử nghiệm các biến thể khác, nhưng các biên tập viên khác có thể cho rằng các biến thể đó không chấp nhận được, và lùi sửa đổi. Họ có toàn quyền làm như vậy cũng như bạn đã có toàn quyền tạo ra chúng. Hãy sẵn sàng thảo luận về các thay đổi đó; nếu bạn muốn cách thức của bạn được chấp nhận, bạn phải chỉ ra khi nào dùng nó. Trừ khi có lý do tốt cần phải tạo biến thể, tiêu chuẩn sẽ được xem là đúng đắn. Từ chối thảo luận, hoặc sa vào bút chiến có thể ảnh hưởng đến uy tín của bạn trong những việc khác ở Wikisource.

Chỉ dẫn chung

[sửa]

Tựa trang

[sửa]
  1. Dạng câu (đa số các từ viết chữ thường) được ưa thích hơn, trừ khi bản gốc đã được viết hoa thường xuyên và nhất quán. Có áp dụng các ngoại lệ thông thường, như danh từ riêng chẳng hạn.
  2. Tựa đề trang phụ nên phân biệt với tựa đề trang mẹ bằng dấu suyệt ([[Tựa đề/Chương 1]]). Các phần nên được đánh số, chứ không ghi tên ([[Tựa đề/Chương 1]] chứ không phải [[Tựa đề/Chó và mèo]]). Tên từng phần nên phản ánh đúng như trong tác phẩm gốc (Chương II, Chương 2, Cảnh 2, v.v.)
  3. Tác phẩm đơn lẻ được phát hành ở dạng bộ phận tuyển tập, như phần lớn bài thơ, sẽ có trang riêng của chúng (ví dụ, Văn tế sống vợ thay vì "Tuyển tập Tú Xương 2009/Văn tế sống vợ"). Trang về bộ sưu tập (như Tuyển tập Tú Xuơng 2009) có thể được tạo ra để liên kết với chúng nếu các bài thơ được nguyên thủy xuất bản trong tập đó.
  4. Trang định hướng là cần thiết khi có nhiều tác phẩm có tên giống nhau; xem Trang định hướng ở dưới.

Định dạng bài viết

[sửa]

Xem thêm Trợ giúp:Thêm văn kiệnTrợ giúp:Sửa đổi.

  1. Bản mẫu {{đầu đề}} cần được dùng ở đầu mỗi trang bài viết (xem cách sử dụng). Các ghi chú khi biên tập (như ngày xuất bản, v.v.) nên đặt ở thông số 'ghi chú' của bản mẫu đầu đề. Xem thêm Công cụ tải trước đầu đề trong tùy chọn của bạn.
  2. Bản mẫu {{văn}} có thể được bọc xung quanh đoạn văn xuôi để làm cho các đoạn hẹp hơn, cân hai đầu văn bản, và cột văn bản đặt ở giữa trang (điều mà một số thành viên ưa thích hơn).
  3. Tương tự như trên là class lefttext, có cùng hiệu ứng trừ việc cột bên trái sẽ nằm ở bên phải trang. Tùy vào mỗi thành viên mà chọn cách hiển thị văn bản ra sao (hoặc không dùng cái gì cả, dù điều đó có nghĩa là văn bản sẽ trải ra hết trang, có thể khó đọc). Class lefttext nên dùng cho các tác phẩm đã được duyệt qua bằng chế độ Trang:. Trong trường hợp này, liên kết đến từng trang được hiển thị ở bìa trái.
  4. In nhỏ có sẵn qua Bản mẫu {{in nhỏ}}.
  5. các bản mẫu sắp chữ, để xử lý các chữ ghép, ký tự đặc biệt, v.v. Xin xem hướng dẫn của tác bản mẫu đó để biết thêm thông tin.

Tiêu đề

[sửa]
  1. Trang có tiêu đề (như một số bài thơ hay chương trên một trang đơn) nên sử dụng các tiêu đề cấp hai dành cho tiêu đề đề mục, tiêu đề cấp ba cho đề mục con, v.v. Các tiêu đề cấp cao nhất không nên sử dụng, vì chúng dành cho tựa trang (xem Trợ giúp:Sửa đổi Wikisource).
  2. Tiêu đề dùng khi không có đề mục hoặc đầu đề rời rạc trong văn bản gốc (như cho các khổ thơ rời) nên dùng {{khổ thơ|số}}. Ngoại lệ là các tiêu đề dùng để phân biệt các phiên bản khác nhau của cùng một văn kiện.

Liên kết wiki

[sửa]
  1. Liên kết wiki họ hàng nên được sử dụng để liên kết đến trang khác trong cùng tác phẩm. Làm như vậy sẽ giúp làm ngắn mã và bảo đảm là tác phẩm vẫn nối tốt với nhau nếu bị đổi tên hoặc sắp xếp lại. Ba định dạng là [[/trang con]] (trang con), [[../]] (trang mẹ), và [[../chị em]] (trang chị em); xem ví dụ về cách dùng tại Bản mẫu:Đầu đề. Chú ý là [[../]] sẽ bung thành tựa trang mẹ, rất lý tưởng nếu tác phẩm bị đổi tên sau này.

    Điều này phụ thuộc vào việc trang có tuân theo chuẩn đặt tên ở trên hay không.

  2. Liên kết ngữ cảnh: Những từ hoặc tham chiếu khó hiểu nên được liên kết đến các mục tại Wikipedia hoặc Wiktionary dùng cú pháp [[w:Bài viết|từ]] (Wikipedia) hoặc [[wikt:Bài viết|từ]]. Các từ thường dùng hoặc chú giải nổi tiếng không cần phải liên kết.
    • Chú ý: các từ có thể được dùng vì lý do lịch sử hoặc văn hóa. Ví dụ, cụm từ Duke of York có thể để chỉ James II xứ Anh chứ không phải cụm từ thật sự Duke of York, hoặc một tham chiếu đến Ngài Thủ tướng có thể để chỉ Tony Blair thay vì thuật ngữ Thủ tướng.

Trang định hướng

[sửa]

Trang định hướng là trang liệt kê nhiều tác phẩm có cùng tên, ví dụ Hịch tướng sĩ.

  1. Tựa trang nên là tựa đề nhập nhằng cần được làm rõ (Để có chỉ dẫn về tựa trang khác, xem 'Tựa trang' ở trên.)
  2. Đầu đề được chuẩn hóa bằng "{{trang định hướng}}" ở đầu trang.
  3. Các tác phẩm được định hướng được liệt kê ở dạng danh sách không đánh số, không có liên kết gì cả ngoại trừ tựa đề và tác giả. Chỉ có thông tin cơ bản (tựa đề, tác giả, ngày nếu có, và loại tác phẩm) mới cần liệt kê. Nếu có nhiều tác phẩm có cùng tên của cùng tác giả, cũng chỉ ra tuyển tập mà nó được xuất bản lần đầu nếu biết. Ví dụ:
    * [[Hịch tướng sĩ (Ngô Tất Tố dịch)]] của [[Tác gia:Trần Hưng Đạo|Trần Hưng Đạo]], bản dịch của [[Tác gia:Ngô Tất Tố|Ngô Tất Tố]].
    * [[Hịch tướng sĩ (Trần Trọng Kim dịch)]] của [[Tác gia:Trần Hưng Đạo|Trần Hưng Đạo]], bản dịch của [[Tác gia:Trần Trọng Kim|Trần Trọng Kim]].
  4. Rồi sau đó dùng {{tương tự|Hịch tướng sĩ}} tại mỗi tác phẩm.

Chỉ dẫn cụ thể

[sửa]

Trang tác gia

[sửa]
  • Một tác gia, trong trường hợp này, là một người nào đó đã viết một tác phẩm có mặt trong Wikisource.
  1. Tựa trang nên ở dạng Tác gia:Tên Thật Của Tác Gia, không có tước hiệu trừ khi cần phải định hướng, ví dụ Author:Charles Dickens
  2. Tên nên chứa bản mẫu {{tác gia}} (xem cách dùng).
  3. Ngay dưới bản mẫu {{tác gia)) nên là tiêu đề có tên "Tác phẩm", rồi liên kết đến các tác phẩm trên Wikisource (mẫu). Các liên kết nói chung nên chỉ đến trang bìa, không phải các chương hoặc phần. Tác phẩm phải được liệt kê theo thứ tự ABC với năm phát hành, nếu có.
    • Trong trường hợp một tác gia có tiếng viết nhiều thể loại tác phẩm, các mục con—dùng đề mục cấp ba—nên được dùng để đơn giản hóa việc tìm ra một tác phẩm cụ thể.
  4. Khi một trang con được tạo ra dành cho một tác giả, hãy sử dụng {{tác gia-trang con}} tại các trang đó.
  5. Nếu có nhiều tác giả cùng tên, cần tạo một trang định hướng trong không gian tên Tác_gia: dùng các hướng dẫn ở trên.

Thơ và Chú giải

[sửa]

Có các chỉ dẫn bổ sung dành cho thơchú giải.

Xem hình kế bên để duyệt lại (DjVu)

[sửa]

Xem bài viết chính Help:Xem hình kế bên để duyệt bài

Bản mẫu

[sửa]

Cách sử dụng

[sửa]

Các bản mẫu chuẩn như {{tác gia}} và {{đầu đề}} đã được chuẩn hóa, có nghĩa là cách dùng của nó là y hệt tại tất cả các trang. Điều này giúp dễ tạo trang mới bằng cách chép định dạng từ trang khác, và cho phép bot dễ cập nhật hoặc thay đổi.

  1. Các bản mẫu cần được sao chép y nguyên từ tài liệu bản mẫu. Nếu không có giá trị cho thông số nào đó (ví dụ, 'năm mất' đối với tác gia còn sống), cứ để trống nó— đừng xóa nó đi. Đừng sắp xếp lại thông số, hoặc thay đổi khoảng trắng trừ khi điều đó cần thiết về mặt kỹ thuật.
  2. [Dành cho Firefox] Một tùy chọn hiện có trong Đặc biệt:Tùy chọn, thẻ Công cụ để tải trước các bản mẫu chuẩn trong các không gian tương ứng.

Xem thêm

[sửa]