Bước tới nội dung

Thảo luận Thành viên:Jakochiet

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi Tranminh360 trong đề tài Đại Nam thực lục

Cộng tác trong Tháng

Công việc cộng tác của Tháng này là chuyển thành văn bản bộ sách...
Nho giáo Quyển 1 của Trần Trọng Kim.

Vừa rồi: Phan Khôi: xem tiến triển!
Xin mời các thành viên quan tâm bổ sung các tác phẩm này cho Wikisource. Xin cảm ơn.

Tác phẩm cần Hiệu đính của Tháng
Như Tây nhựt trình của

Trương Minh Ký.

Lần trước: Tôn Ngô binh pháp
Mời các thành viên quan tâm hiệu đính tác phẩm để nâng cao sự toàn vẹn và tin cậy của Wikisource.

Hoan nghênh bạn đến với Wikisource!
Giờ thì bạn đã đến đây, chắc bạn đang thắc mắc...

Xin chào! Cảm ơn bạn đã tham gia Wikisource; chúng tôi rất là vui vì bạn đã ghé thăm và bắt tay sửa đổi. Chúng tôi chỉ là một cộng đồng rất non trẻ chỉ vài chục người, nhưng được sự giúp đỡ vô tận từ những người ghé qua. Dám cá là bạn đang không biết chúng tôi xem bạn thuộc thành phần nào trên hai thành phần đó...ừ thì điều đó tùy thuộc vào bạn thôi.

Bạn sẽ thấy chúng tôi là một góc nhỏ riêng biệt của Quỹ Wikimedia, miễn nhiễm với đủ loại tranh luận, tranh cãi hay các kiểu vi phạm quy định mà bạn hay thấy ở dự án khác. Thật lòng mà nói, vì chúng tôi chủ yếu đăng lại chính xác những gì người khác đã từng viết ra, thì ngại gì những vấn đề kiểu như "tính trung lập". Vả lại, nếu một bài diễn văn do Adolf Hitler viết nên đầy kích động và thiên lệch...thì chẳng phải đó là mục đích của bài diễn văn đó sao?

Nếu bạn đang tìm một chủ đề nào đó, bạn có thể thấy nó tại Wikisource:Tác phẩm, dù nó là Wikisource:Phật giáo hay Wikisource:Truyện tiếu lâm. Để xem qua thể loại, tốt nhất là xem các thể loại kiểu như Thể loại:Thơ hay Thể loại:Tiểu thuyết. Tất nhiên, nếu bạn biết tên tác gia, cách dễ nhất đó là vào ngay "Tác gia:Nguyễn Trãi" sẽ thấy được tất cả những gì ông từng viết (hoặc được viết về ông!).

Cơ hội ở đây là, bạn rất thích một chủ đề nào đó mà chúng tôi thì chưa có nhiều...vậy thì, đây là cách thay đổi điều đó!

Vậy là, tác gia hay chủ đề bạn ưa thích không có nhiều hoặc chưa đủ trên dự án? Miễn là bạn chắc cú rằng văn kiện phù hợp với tiêu chuẩn Phạm vi công cộng, bạn có thể tự tay đưa nó vào ngay! (Cũng như mọi luật chơi, đó chỉ là những chỉ dẫn cơ bản, nếu bạn thấy có ngoại lệ, cứ hỏi một bảo quản viên để được giúp)

Nếu văn kiện chưa có trên này, chỉ cần gõ tên nó vào dưới là nó sẽ đưa bạn đến trang sửa đổi để bạn bắt tay vào làm! Nhớ đừng quên thêm {{chưa có đầu đề}} vào đầu trang, rồi bỏ thể loại vào để mọi người còn kiếm ra nó mà đọc.


Nếu bạn chẳng nghĩ ra được thứ gì để cải thiện Wikisource, vậy sao không xem thử Wikisource:Văn kiện tôn giáo, Wikisource:Chiến tranh hay Wikisource:Văn kiện theo Quốc gia để lấy ý tưởng? Đừng quên đặt những đóng góp của bạn vào các trang đó để mà người khác có thể đọc chúng!

Đọc khi nào muốn, đọc cách mình muốn
Đến và gặp gỡ mọi người

Nếu bạn đã nhấn tới tab này rồi, thì bạn chắc vẫn muốn bỏ thêm vài giờ để làm quen với thư viện của chúng ta. Nó chưa được hoàn hảo đâu bạn à, đâu đó vẫn còn lỗi chính tả hay văn kiện sắp xếp chưa đúng. Hãy giúp chúng tôi, báo cho chúng tôi biết, hoặc tự mình sửa lấy!

Nếu bạn thấy chán và chỉ muốn nhặt cây chổi lên dọn dẹp, thì đây, có nhiều thứ cần phải dọn lắm. Tác phẩm thiếu bản mẫu đầu đề chẳng hạn là những nơi rất tuyệt để bắt đầu!

Giúp chúng tôi

Tranminh360 (thảo luận) 02:55, ngày 25 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đại Nam thực lục

[sửa]

Chào bạn, cảm ơn bạn đã đưa bản dịch Đại Nam thực lục vào Wikisource. Tuy nhiên xin bạn lưu ý rằng mặc dù bản chữ Hán đã hết hạn bản quyền nhưng bản dịch tiếng Việt vẫn có thể có bản quyền nếu các dịch giả không chết quá 50 năm theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Ở trang Lời giới thiệu, bạn ghi tên các dịch giả như sau:

- Tập một: Tiền biên và Chính biên, Kỷ thứ nhất (từ 1558 đến 1819) ? Nguyễn Ngọc Tỉnh dịch. Đào Duy Anh hiệu đính.

- Tập hai: Kỷ thứ hai (từ 1820 đến 1829) ? Ngô Hữu Tạo, Nguyễn Mạnh Duân, Phạm Huy Giu, Nguyễn Danh Chiên, Nguyễn Thế Đạt, Trương Văn Chinh, Đỗ Mộng Khương dịch. Đào Duy Anh hiệu đính.

- Tập ba: Kỷ thứ hai (từ 1830 đến 1833) ? Đỗ Mộng Khương, Trần Huy Hân, Trương Văn Chinh, Nguyễn Mạnh Duân, Ngô Hữu Tạo, Nguyễn Thế Đạt, Thẩm Văn Điền, Nguyễn Trọng Hân, Phạm Huy Giu dịch. Đào Duy Anh, Hoa Bằng hiệu đính.

- Tập bốn: Kỷ thứ hai (từ 1834 đến 1836) ? Nguyễn Thế Đạt, Trương Văn Chinh, Nguyễn Doanh Chiên, Ngô Hữu Tạo, Nguyễn Mạnh Duân, Đỗ Mộng Khương dịch. Hoa Bằng hiệu đính.

- Tập năm: Kỷ thứ hai (từ 1837 đến 1840) ? Đỗ Mộng Khương, Phạm Huy Giu, Nguyễn Ngọc Tỉnh, Nguyễn Mạnh Duân, Nguyễn Danh Chiên, Trương Văn Chinh dịch. Nguyễn Trọng Hân, Cao Huy Giu hiệu đính.

- Tập sáu: Kỷ thứ ba (từ 1841 đến 1847) ? Cao Huy Giu, Trịnh Đình Rư, Trần Huy Hân, Nguyễn Trọng Hân dịch. Hoa Bằng hiệu đính.

- Tập bảy: Kỷ thứ tư (từ 1848 đến 1873) ? Nguyễn Ngọc Tỉnh, Ngô Hữu Tạo, Phạm Huy Giu, Nguyễn Thế Đạt, Đỗ Mộng Khương, Trương Văn Chinh, Cao Huy Giu dịch. Nguyễn Trọng Hân, Cao Huy Giu hiệu đính.

- Tập tám: Kỷ thứ tư (từ 1877 đến 1883) ? Ngô Hữu Tạo, Nguyễn Mạnh Duân, Trần Huy Hân, Nguyễn Trọng Hân, Đỗ Mộng Khương dịch. Cao Huy Giu, Nguyễn Trọng Hân hiệu đính.

- Tập chín: Kỷ thứ năm (từ 1883 đến 1885) ? Nguyễn Ngọc Tỉnh dịch. Nguyễn Mạnh Duân hiệu đính.

- Tập mười: Kỷ thứ sáu (từ 1885 đến 1888) ? Phạm Huy Giu, Trương Văn Chinh dịch. Nguyễn Trọng Hân hiệu đính.

Tôi không thể tra cứu được hết tiểu sử của các dịch giả nhưng Đào Duy Anh mất năm 1988, có nghĩa là chưa quá 50 năm nên việc đưa bản dịch Đại Nam thực lục vào Wikisource là vi phạm bản quyền. Hơn nữa trong bài w:Đại Nam thực lục ở Wikipedia có viết: "Vào năm 1962, Viện Sử học bắt đầu cho công bố bản dịch bộ Đại Nam thực lục, tập 1, phần Tiền biên, do Nhà xuất bản Sử học xuất bản. Sau đó đến năm 1978 (16 năm sau) thì phần Chính biên gồm 37 tập được hoàn thành với sự hợp tác của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, kết thúc công việc xuất bản trọn bộ Đại Nam thực lục." Vì bản dịch Đại Nam thực lục được hoàn thành năm 1978 nên đương nhiên các dịch giả không thể chết quá 50 năm. Nếu muốn đưa vào Wikisource thì tất cả các dịch giả đều phải chết quá 50 năm theo {{PVCC-Việt Nam}}.

Wikisource:Quy định về bản quyền chỉ chấp nhận các tác phẩm thuộc phạm vi công cộng hoặc được phát hành theo giấy phép tự do. Bạn vui lòng đọc Trợ giúp:Phạm vi công cộngWikisource:Thẻ bản quyền trước khi đưa tác phẩm vào Wikisource. Thân mến. Tranminh360 (thảo luận) 02:55, ngày 25 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời