Bước tới nội dung

Thảo luận Thành viên:Zia demion

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Tranminh360

Cộng tác trong Tháng

Công việc cộng tác của Tháng này là chuyển thành văn bản bộ sách...
Nho giáo Quyển 1 của Trần Trọng Kim.

Vừa rồi: Phan Khôi: xem tiến triển!
Xin mời các thành viên quan tâm bổ sung các tác phẩm này cho Wikisource. Xin cảm ơn.

Tác phẩm cần Hiệu đính của Tháng
Như Tây nhựt trình của

Trương Minh Ký.

Lần trước: Tôn Ngô binh pháp
Mời các thành viên quan tâm hiệu đính tác phẩm để nâng cao sự toàn vẹn và tin cậy của Wikisource.

Hoan nghênh bạn đến với Wikisource!
Giờ thì bạn đã đến đây, chắc bạn đang thắc mắc...

Xin chào! Cảm ơn bạn đã tham gia Wikisource; chúng tôi rất là vui vì bạn đã ghé thăm và bắt tay sửa đổi. Chúng tôi chỉ là một cộng đồng rất non trẻ chỉ vài chục người, nhưng được sự giúp đỡ vô tận từ những người ghé qua. Dám cá là bạn đang không biết chúng tôi xem bạn thuộc thành phần nào trên hai thành phần đó...ừ thì điều đó tùy thuộc vào bạn thôi.

Bạn sẽ thấy chúng tôi là một góc nhỏ riêng biệt của Quỹ Wikimedia, miễn nhiễm với đủ loại tranh luận, tranh cãi hay các kiểu vi phạm quy định mà bạn hay thấy ở dự án khác. Thật lòng mà nói, vì chúng tôi chủ yếu đăng lại chính xác những gì người khác đã từng viết ra, thì ngại gì những vấn đề kiểu như "tính trung lập". Vả lại, nếu một bài diễn văn do Adolf Hitler viết nên đầy kích động và thiên lệch...thì chẳng phải đó là mục đích của bài diễn văn đó sao?

Nếu bạn đang tìm một chủ đề nào đó, bạn có thể thấy nó tại Wikisource:Tác phẩm, dù nó là Wikisource:Phật giáo hay Wikisource:Truyện tiếu lâm. Để xem qua thể loại, tốt nhất là xem các thể loại kiểu như Thể loại:Thơ hay Thể loại:Tiểu thuyết. Tất nhiên, nếu bạn biết tên tác gia, cách dễ nhất đó là vào ngay "Tác gia:Nguyễn Trãi" sẽ thấy được tất cả những gì ông từng viết (hoặc được viết về ông!).

Cơ hội ở đây là, bạn rất thích một chủ đề nào đó mà chúng tôi thì chưa có nhiều...vậy thì, đây là cách thay đổi điều đó!

Vậy là, tác gia hay chủ đề bạn ưa thích không có nhiều hoặc chưa đủ trên dự án? Miễn là bạn chắc cú rằng văn kiện phù hợp với tiêu chuẩn Phạm vi công cộng, bạn có thể tự tay đưa nó vào ngay! (Cũng như mọi luật chơi, đó chỉ là những chỉ dẫn cơ bản, nếu bạn thấy có ngoại lệ, cứ hỏi một bảo quản viên để được giúp)

Nếu văn kiện chưa có trên này, chỉ cần gõ tên nó vào dưới là nó sẽ đưa bạn đến trang sửa đổi để bạn bắt tay vào làm! Nhớ đừng quên thêm {{chưa có đầu đề}} vào đầu trang, rồi bỏ thể loại vào để mọi người còn kiếm ra nó mà đọc.


Nếu bạn chẳng nghĩ ra được thứ gì để cải thiện Wikisource, vậy sao không xem thử Wikisource:Văn kiện tôn giáo, Wikisource:Chiến tranh hay Wikisource:Văn kiện theo Quốc gia để lấy ý tưởng? Đừng quên đặt những đóng góp của bạn vào các trang đó để mà người khác có thể đọc chúng!

Đọc khi nào muốn, đọc cách mình muốn
Đến và gặp gỡ mọi người

Nếu bạn đã nhấn tới tab này rồi, thì bạn chắc vẫn muốn bỏ thêm vài giờ để làm quen với thư viện của chúng ta. Nó chưa được hoàn hảo đâu bạn à, đâu đó vẫn còn lỗi chính tả hay văn kiện sắp xếp chưa đúng. Hãy giúp chúng tôi, báo cho chúng tôi biết, hoặc tự mình sửa lấy!

Nếu bạn thấy chán và chỉ muốn nhặt cây chổi lên dọn dẹp, thì đây, có nhiều thứ cần phải dọn lắm. Tác phẩm thiếu bản mẫu đầu đề chẳng hạn là những nơi rất tuyệt để bắt đầu!

Giúp chúng tôi

Tranminh360 (thảo luận) 16:44, ngày 17 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Hoan nghênh

[sửa]

Chào mừng bạn đến với Wikisource. Trên Wikisource chỉ có không gian Tác gia, không có không gian Tác giả, nên nếu bạn để tiền tố Tác giả: trước trang thì hệ thống sẽ hiểu đó là 1 trang văn kiện. Tranminh360 (thảo luận) 15:00, ngày 18 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bản dịch Thủy hử vi phạm bản quyền

[sửa]

Dịch giả Trần Tuấn Khải mất năm 1983, các tác phẩm dịch của ông được bảo hộ bản quyền đến hết năm 1983+50=2033, tức là nó chỉ thuộc phạm vi công cộng vào ngày 1 tháng 1 năm 2034. Vì vậy việc đưa bản dịch Thủy hử vào wikisource là vi phạm bản quyền.

Xin bạn vui lòng xem Wikisource:Quy định về bản quyền, Trợ giúp:Phạm vi công cộngWikisource:Thẻ bản quyền, đồng thời tìm hiểu thông tin dịch giả trước khi đăng tác phẩm dịch lên wikisource để tránh vi phạm bản quyền. Quy định trên dài dòng nhưng bạn chỉ cần nhớ một điều là: nếu tác giả hoặc đồng tác giả cuối cùng đã chết quá 50 năm thì hãy đăng tác phẩm của họ lên wikisource (trừ một số trường hợp có gia hạn bản quyền như Tác gia:Vũ Trọng Phụng), còn nếu tác giả hoặc đồng tác giả cuối cùng chưa chết quá 50 năm hoặc còn sống thì đừng đăng. Cảm ơn bạn. Tranminh360 (thảo luận) 13:26, ngày 4 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời

Theo w:Bùi Kỷ thì không có thông tin ông dịch Hồng lâu mộng bạn à. Hiện nay chỉ có 1 bản dịch Hồng lâu mộng của Vũ Bội Hoàng, Nguyễn Doãn Địch, Nguyễn Văn Huyến, Trần Quảng, Nguyễn Thọ, Nguyễn Đức Vân mà thôi (bản này hiện có bán ngoài nhà sách). Tôi không chắc tất cả 6 người này đều chết quá 50 năm đâu bạn, vì ở đầu sách có đề "Dịch từ bản tiếng Trung Hồng lâu mộng bát hồi hiệu bản do Nhà xuất bản Văn học Nhân dân Bắc Kinh ấn hành năm 1958". Theo sachxua.net thì Nguyễn Đức Vân mất năm 1974, ông có dịch Hồng lâu mộng với Nguyễn Văn Huyến năm 1963. Bản dịch này vẫn còn hạn bản quyền.
Nếu bạn muốn đưa các tác phẩm này vào wikisource thì có 1 cách là tự dịch từ tiếng Trung Quốc ra tiếng Việt (nếu bạn biết tiếng Trung), sử dụng {{translation table/zh}} giống như Nam Ông mộng lục hoặc en:Romance of the Three Kingdoms. Lưu ý là cần tự dịch chứ đừng sử dụng bản dịch của người khác. Khi đó bản dịch sẽ được phát hành theo giấy phép tự do. Còn nếu bạn không biết tiếng Trung thì cần chờ đến khi bản dịch hết hạn bản quyền mới có thể đưa vào wikisource.
Thêm nữa là liên kết đến các bài tại wikipedia được thực hiện bằng cách đặt tiền tố w: ở trước tên bài, ví dụ như w:Bùi Kỷ. Bạn đừng dùng tiền tố wiki: ở trước tên bài, vì theo m:Interwiki map thì nó liên kết đến c2.com, một wiki nằm ngoài Wikimedia Foundation.
Một lần nữa rất cảm ơn bạn đã đóng góp văn kiện cho Wikisource. Cộng đồng Wikisource mong muốn nhận được nhiều đóng góp hơn từ bạn. Thân. Tranminh360 (thảo luận) 13:00, ngày 5 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
PS: Tôi tìm được 1 thông tin trên báo An ninh Thế giới có nói: Thoạt tiên, cụ Phó bảng Bùi Kỷ làm trưởng nhóm dịch thuật tác phẩm này, song vừa khởi công chút ít thì cụ Bùi Kỷ qua đời. Những người tham gia dịch thuật còn lại thì, tuy là những nhà khoa bảng, những bậc thầy về kinh truyện, nhưng lại không mấy thông thạo ngoại thư bằng hoặc như cụ Vân. Vì thế mà trong việc dịch "Hồng Lâu Mộng", có thể nói rằng cụ Vân là người giữ phần chủ công. Có nghĩa là cụ Bùi Kỷ không trực tiếp biên dịch Hồng lâu mộng. Người dịch chủ yếu là cụ Nguyễn Đức Vân, mà cụ Vân mới mất năm 1974, vẫn còn hạn bản quyền (đó là chưa kể bản quyền của các đồng dịch giả khác nữa như Vũ Bội Hoàng, Trần Quảng...) Tranminh360 (thảo luận) 14:04, ngày 5 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
Để giải quyết tình trạng không có bản dịch tự do thì chỉ còn cách tự dịch tác phẩm thôi, bạn xem Wikisource:Biên dịch. Bên wikisource tiếng Anh cũng tự dịch Hồng lâu mộng đấy (nhưng chưa hoàn thành). Tranminh360 (thảo luận) 16:01, ngày 5 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đại Việt sử ký toàn thư

[sửa]

Nếu bạn có bản in cuốn Đại Việt sử ký toàn thư do Mạc Bảo Thần dịch thì có thể đánh máy đưa lên wikisource. Trên mạng hình như không có bản text bộ này. Trên Thư viện Quốc gia Việt Nam có bản scan cuốn sách này do Mạc Bảo Thần dịch, Tân Việt xuất bản năm 1945, nhưng là cuốn II, còn các cuốn khác không có. Nếu cần có thể tải bản scan này lên commons rồi dùng Proofread Page để hiệu đính (xem cách làm trong Việt Nam sử lượcU tình lục), nhưng hãy từ từ đã vì Proofread Page ở Wikisource tiếng Việt đang bị Lỗi 32.792. Còn bản dịch ở đây (được lưu hành rộng rãi trên mạng) là do Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam dịch (1985 - 1992), Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội (Hà Nội) ấn hành năm 1993 cho nên nó sẽ còn bản quyền dài dài và không thể đưa vào Wikisource được. Thêm nữa là bên Wikisource tiếng Trung có nguyên bản Đại Việt sử ký toàn thư, bản của Trần Kính Hòa ở Tokyo, Nhật Bản, bên đó làm xong đến quyển 9 phần Bản kỷ rồi, nếu bạn biết chữ Hán thì có thể dùng bản này để dịch sang tiếng Việt, khi đó bản dịch sẽ được phát hành theo giấy phép tự do, còn nếu bạn không biết chữ Hán thì thôi. Cảm ơn. Tranminh360 (thảo luận) 15:00, ngày 4 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Thông tin thêm cho bạn là hiện tại Wikisource tiếng Việt đang bỏ qua quy định Hoa Kỳ không áp dụng luật thời hạn ngắn hơn, xem thảo luận. Nếu sau này Wikimedia Foundation ra Nghị quyết chính thức (có thể vào năm 2012 này) yêu cầu các dự án phải tuân thủ triệt để luật bản quyền Hoa Kỳ thì chúng ta sẽ phải chuyển các tác phẩm hết hạn bản quyền ở Việt Nam nhưng được phục hồi bản quyền ở Hoa Kỳ do Đạo luật URAA sang Wikilivres (Nhượng Tống/Mạc Bảo Thần là một ví dụ vì ông mất năm 1949). Luật bản quyền của cả Việt Nam và Hoa Kỳ có thể sẽ thay đổi do ảnh hưởng của Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tranminh360 (thảo luận) 15:27, ngày 4 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Bạn vào Tùy chọn, bật công cụ Tải sẵn các tiêu bản hữu ích như đầu đề và thông tin văn kiện, khi đó mỗi lần tạo trang mới hệ thống sẽ tự động tải {{Đầu đề}} cho bạn, không cần phải chép lại từ trang khác. Tranminh360 (thảo luận) 14:03, ngày 5 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Trên sachxua.net có ảnh bìa cuốn này, dường như là 2 cuốn, nhưng trên Thư viện Quốc gia chỉ có cuốn II mà thôi. Bạn có cuốn I không? Cuốn II cũng chỉ đến hết phần Ngoại kỷ mà thôi, dường như Mạc Bảo Thần không dịch hết Đại Việt sử ký toàn thư. Tranminh360 (thảo luận) 15:31, ngày 5 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Tôi đã tải quyển 2 Đại Việt sử ký toàn thư lên, và nó nằm ở Mục lục:DaiVietsukytoanthu2.pdf. Bạn bấm vào từng trang để sửa đổi nhé, có thể xem thêm cách làm ở Mục lục:Viet Nam Su Luoc 1.djvu và hướng dẫn ở en:Help:Proofread. Tranminh360 (thảo luận) 17:32, ngày 7 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Mình đã làm giúp bạn 5 trang đầu rồi đó, các trang khác bạn dựa theo đó mà làm. Cần làm phải hết các trang pdf rồi sau đó mới dùng {{trang}} hoặc <pages/> để nhúng vào trang Đại Việt sử ký toàn thư được. Tranminh360 (thảo luận) 18:30, ngày 7 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Mình đã làm mẫu trang Đại Việt sử ký toàn thư/Tập II/Cuốn thứ tư/Đời thuộc về Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương rồi đó, các trang khác cứ nhúng tương tự. Tranminh360 (thảo luận) 01:51, ngày 9 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Công cụ tải đầu đề

[sửa]

Bạn vào Tùy chọn, bấm vào Tải sẵn các tiêu bản hữu ích như đầu đề và thông tin văn kiện, hệ thống sẽ tự động tải {{đầu đề}} cho bạn mỗi khi tạo trang. Tranminh360 (thảo luận) 15:06, ngày 10 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

Thượng kinh ký sự

[sửa]

Xin bạn cung cấp năm sinh và năm mất của dịch giả Phan Võ để xác định tác phẩm dịch của ông đã hết hạn bản quyền. Các tác phẩm {{PVCC-Việt Nam}} đa số đều còn hạn bản quyền ở Hoa Kỳ và sớm muộn cũng phải chuyển sang Wikilivres ở Canada. Tranminh360 (thảo luận) 16:58, ngày 13 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

Trước đây tác phẩm này đã từng bị xóa vì không có thông tin dịch giả. Xin bạn vui lòng cung cấp thông tin, nếu không tác phẩm sẽ có nguy cơ bị xóa. w:Thượng kinh ký sự ghi rõ Năm 1989, nhà xuất bản Thông Tin cho in Thượng kinh ký sự do Phan Võ dịch, Bùi Kỷ duyệt lại, do đó cả 2 ông Phan Võ và Bùi Kỷ được tính là đồng dịch giả và cả 2 đều phải chết quá 50 năm thì mới hết hạn bản quyền (ở Việt Nam, chưa nói đến ở Hoa Kỳ). Tranminh360 (thảo luận) 17:56, ngày 14 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời
Xin lỗi, nhưng vì bạn không cung cấp thông tin dịch giả nên tôi đành phải tẩy trống và chuyển sang thảo luận tại WS:VPBQ#Thượng kinh ký sự. Vui lòng tìm hiểu thông tin dịch giả trước khi đăng tác phẩm dịch lên Wikisource. Tranminh360 (thảo luận) 17:59, ngày 16 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời
Quy định bản quyền của Wikisource cũng tương tự như Wikipedia vậy, chỉ khác là không cho phép sử dụng hợp lý thôi. Có nghĩa là Wikipedia cho phép nội dung không tự do, còn nội dung trên Wikisource bắt buộc phải tự do. Vấn đề bản quyền bên Wikipedia chủ yếu là về hình ảnh, hình ảnh tải lên phải có giấy phép tự do nếu không thì sẽ bị xóa, còn về văn bản thì chỉ cần tra Google là phát hiện vi phạm bản quyền ngay. Còn bản chất của Wikisource là sao chép văn kiện từ bên ngoài vào nên văn kiện đó buộc phải thuộc phạm vi công cộng hoặc được phát hành theo giấy phép tự do. Nếu bạn rành về vấn đề hình ảnh ở Wikipedia và Commons thì sẽ thấy rõ tính chất phức tạp của vấn đề bản quyền này (Lưu ý Wikisource không cho phép tải hình, chỉ chấp nhận hình trên Commons). Tranminh360 (thảo luận) 15:55, ngày 20 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời