Bước tới nội dung

Thảo luận Thành viên:Vinhtantran

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Bình luận mới nhất: 2 ngày trước bởi Vinhtantran trong đề tài Bản quyền hình ảnh

Thảo luận trước đây đã được lưu trữ tại Thảo luận Thành viên:Vinhtantran/Lưu Thảo luận Cấu trúc 1 vào 07/08/2022.

36

[sửa]

Chết, anh Tân chưa đổi lại thành chữ viết thường à, mục phía sau "băm sáu phố phường/..." ấy --minhhuy*=talk-butions :01:39, ngày 21 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chú biết làm sai thì chú tự sửa đi chứ, tôi đâu có biết. Ngoài ra, tại trang Hà Nội băm sáu phố phường cần phải là cái mục lục. Còn phần Lời mở đầu cho vào một trang con. Tân (thảo luận) 08:15, ngày 21 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Dấu gạch nối

[sửa]

Mấy cuốn sách xưa người ta hay viết dấu gạch nối giữa các tiếng như gian-nan, vội-vã, năn-nỉ... để làm gì vậy? Và nhân tiện cho hỏi anh gõ cặp dấu « » bằng cách nào vậy, copy và paste thấy mệt quá. Tranminh360 (thảo luận) 16:08, ngày 27 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Theo tôi biết thì trước năm 1975, ở miền Nam, người ta quy định từ ghép và từ láy, nếu tách từng từ ra mà làm thay đổi nghĩa của cụm từ, thì có dấu gạch nối (điều này tôi nhớ có ghi trong 1 quyển sách giáo khoa Ngữ văn mà tôi có đọc ở nhà đứa bạn, chắc của ba hay mẹ nó); còn ở miền Bắc thì ít thấy (tuy vẫn có). Những cái này sau này thì bỏ hẳn, có lẽ cho giản tiện. Một số chỗ trong Wikisource tôi ghi như vậy chẳng qua để tuân thủ theo đúng bản gốc cũ xưa mà mình biết được mà thôi. Còn gặp dấu hai móc kiểu Pháp thì tôi cũng làm thủ công lắm, đó là kéo xuống phần Trợ giúp gõ tiếng Việt ở dưới khung sửa đổi, nhấn 1 cái, sau đó copy lại, cứ gặp ở đâu lại paste ra. Tân (thảo luận) 02:47, ngày 28 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cộng tác trong tháng

[sửa]

Sang tháng cộng tác Nguyễn Trãi được không anh? Có quyển Nguyễn Trãi toàn tập làm nguồn uy tín đấy. Tranminh360 (thảo luận) 17:23, ngày 30 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đồng ý, anh cũng có cuốn này trong nhà, chỗ nào mờ hoặc thiếu trang có thể đối chiếu. Ngoài ra, em có biết đọc chữ Hán và gõ chữ Hán không? Anh có cuốn "Nguyễn Du tác phẩm và lịch sử văn bản", thực ra là "Toàn tập" có đầy đủ chữ Hán nhưng anh chỉ mới bắt đầu học chữ Hán, không đủ khả năng gõ nó vào Wiki. Tân (thảo luận) 03:47, ngày 31 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời
Em không biết gõ chữ Hán đâu, chép của người ta thì nhanh chứ gõ thì khó lắm. Mới gõ có mấy cái chú thích bằng chữ Hán trong cuốn Việt Nam thi văn hợp tuyển mà thấy mệt bở hơi tai: chữ thì nhỏ, nhiều nét quá, phải căng mắt ra xem nó ở bộ nào, mấy nét... Ngoài ra em thấy trên trang timsach.com.vn có cuốn Thơ chữ Hán Nguyễn Du của NXB Văn học nhưng sao họ chỉ scan có vài trang rồi bỏ đấy? Xem vài cuốn ở đấy cũng không thấy có cuốn nào họ scan đầy đủ cả? Tranminh360 (thảo luận) 15:03, ngày 31 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời
Vậy nếu trên mạng chưa có thì đành khuyết chữ Hán vậy. Còn trang timsach, nó chỉ cho em xem miễn phí vài trang thôi. Muốn xem đầy đủ, em phải đăng ký, rồi sau đó nhắn tin nạp tiền, cách đây mấy tháng là 7000đ/phần. Anh thấy thế cũng hợp lý, nhưng anh không mua vì thấy không cần thiết. Tân (thảo luận) 16:20, ngày 31 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Lịch sử thế giới

[sửa]

Chán quá, em muốn post về Lịch sử thế giới, nhất là Thế chiến II (em có tham gia dự án bên pedia mà). Mà không biết mình tự dịch rồi chép lên được không nhỉ? --minhhuy*=talk-butions 08:59, ngày 31 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Rất hoan nghênh thôi, nhưng cuốn sách về Lịch sử thế giới phải hết hạn bản quyền thì mới được dịch nhé. Sau khi dịch xong thì trong phần người dịch ghi là Wikisource. Tân (thảo luận) 16:20, ngày 31 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời
Minh Huy nếu muốn làm về chiến tranh có thể dịch các văn kiện chiến tranh ở en:Wikisource:Wars. Tranminh360 (thảo luận) 18:50, ngày 31 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời
Dĩ nhiên, Hiệp ước Xô-Đức hết hạn bản quyền rồi :) --minhhuy*=talk-butions 08:52, ngày 1 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nguyễn Trãi toàn tập

[sửa]

Sao các tác phẩm chữ Hán trong Nguyễn Trãi toàn tập không thấy ghi tên dịch giả? Tranminh360 (thảo luận) 22:59, ngày 2 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Em xem ở Trang 9 quyển Nguyễn Trãi toàn tập. Trong đó có ghi Ông Đào Duy Anh đã dịch và chú giải toàn bộ thơ văn chữ Hán của Nguyễn Trãi (trừ Lam Sơn thực lục, Bình Ngô đại cáo, Phú núi Chí Linh, Chuyện cũ về Băng Hồ tiên sinh, Văn bia Vĩnh Lăng), và phía dưới có nói các bài trong ngoặc đơn do ông Văn Tân dịch. Các bài văn thì do các ông khác, em có thể xem kỹ hơn trong đoạn đó. Tân (thảo luận) 09:09, ngày 3 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thề thì các tác phẩm nào có thể đưa vào Wikisource được? Các tác phẩm do Đào Duy Anh dịch thì không đưa vào được vì Đào Duy Anh mới mất năm 1988. Tranminh360 (thảo luận) 20:57, ngày 3 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Anh thấy chỉ có thể đưa được phiên âm Hán Việt và dịch nghĩa bài thơ vào đây mà thôi. Tân (thảo luận) 00:27, ngày 4 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Gianh

[sửa]

Em thấy tất cả các bài còn lại của Nguyễn Du đều như vậy mà? --minhhuy*=talk-butions 09:27, ngày 3 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Em cứ đọc phần em ghi là "dịch nghĩa" là hiểu ý anh liền. Dịch nghĩa tức là dịch rất suôn, không cần vần điệu, cốt để người khác hiểu rõ bài thơ. Còn dịch thơ tức là chuyển tải ý nghĩa sang chữ quốc ngữ hoặc vần nôm để người không biết chữ Hán đọc hiểu. Việc dịch thơ gần như là sáng tác lại dựa trên ý bài cũ. Tân (thảo luận) 09:39, ngày 3 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Rồi, em sửa lại thành "dịch thơ". Mà bên en có trang dạng như vầy: en:Omnibuses and Cabs/Part I/Chapter IV. Cái viền màu xanh ở đầu trang ấy mình đem về đây được không (nó như nhấn mạnh trang chính của sách vậy) --minhhuy*=talk-butions 11:42, ngày 3 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thêm nữa là có vài trang bên en tạo một cài viền màu vàng bọc hết trang đẹp lắm (quên mất rồi),anh có biết mã nào tạo không? --minhhuy*=talk-butions 11:55, ngày 3 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thêm một chuyện nữa: tại sao MediaWiki:Sitenotice lại hiển thị ngày tháng năm theo kiểu Tây? Và em muốn dịch tuyên bố Potsdam thì dùng giấy phép nào cho đúng nguyên bản? --minhhuy*=talk-butions 12:29, ngày 3 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Djvu và Pdf

[sửa]

Đồng ý, mấy trang U tình lục quá mờ nên em cũng không nhìn rõ dấu. Các trang Việt Nam sử lược thì rõ hơn. Tranminh360 (thảo luận) 19:45, ngày 3 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thêm nữa là Minh Huy đang xin quyền sysop tại Wiktionary, mời anh sang đó bỏ phiếu. Tranminh360 (thảo luận) 20:08, ngày 3 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Kì vậy, em thấy nó cũng như bài này thôi mà? --minhhuy*=talk-butions 01:27, ngày 4 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Các bài đó là dịch nghĩa mà, đâu phải dịch thơ. Ví dụ như Biệt Nguyễn đại lang I, dịch nghĩa là:

Tôi cùng qua sông,
Đưa anh về nơi ở cũ.
Cả trời đất, chỉ còn lại mái nhà tranh,
Khi mưa gió thì nằm trong chiếc thuyền côi.
Đêm thu cá rồng ẩn nấp,
Hươu nai nhởn nhơ trong rừng sâu.
Ngày vui không còn xa lắm nữa,
Sẽ gặp nhau ở trung châu.

Dịch nghĩa ra văn xuôi, không theo thể thơ nào, không vần điệu gì hết.

Còn đây là dịch thơ của Nguyễn Thạch Giang (đưa vào đây là vi phạm bản quyền vì Nguyễn Thạch Giang còn sống):

Tôi sắp qua sông đây,
Tiễn anh về chốn cũ.
Nhà trơ giữa đất trời,
Thuyền đậu trong mưa gió.
Rồng cá nép đêm thu,
Hươu nai đùa góc rú.
Ngày vui chắc cũng gần,
Sẽ ở trung châu đó.

Dịch theo thể thơ ngũ ngôn, có vần có điệu.

Đó là điểm khác nhau giữa dịch thơ và dịch nghĩa. Tranminh360 (thảo luận) 04:08, ngày 4 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Vấn đề là ban đầu mình dùng "dịch nghĩa" thì anh Tân lại bảo không biết ai dịch. Còn khi sửa thành dịch thơ thì là không biết ai dịch thơ? --minhhuy*=talk-butions 05:24, ngày 4 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Vậy là Huy hiểu sai ý tôi rồi. Ban đầu tôi nói "Đoạn Huy đưa vào bài không phải dịch nghĩa, mà là dịch thơ, vì nó có vần điệu hẳn hoi", và tiếp sau là câu hỏi "ai là người dịch thơ". Cái đầu là Huy ghi nhầm, và cái sau là Huy ghi thiếu thông tin. Vì từ trước đến nay, dịch nghĩa thơ chữ Hán thường không được xem trọng, và không ai ký tên tác giả cả, nên mình có thể không cần quan tâm người dịch nghĩa, nhưng dịch thơ thì phải có. Tân (thảo luận) 06:42, ngày 4 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Theo [1] thì dịch giả là Sóng Việt Đàm Giang, đề ngày 24 November 2005, chắc là dịch giả còn sống? Tranminh360 (thảo luận) 18:53, ngày 4 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Có vẻ là một ông nhà thơ nào đó ở hải ngoại. Tân (thảo luận) 18:58, ngày 4 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Nhân nói đến sách PDF, sau một hồi loay hoay đi tìm pass theo lời bác Muavededay, em cũng tìm ra pass để đọc. Tranminh360 (thảo luận) 21:25, ngày 4 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hiệp định Paris (bản tiếng Việt)

[sửa]

Đến hôm qua tôi mới rõ là tại sao Chính phủ Việt Nam Cộng hòa sử dụng bản tiếng Anh của Hiệp định Paris và tự dịch ra. Số là ba ngày trước, tôi có mua 13 tập phim "Việt Nam, Thiên lịch sử truyền hình" (Vietnam, the television of history) của hãng NBC. Khi xem đến tập 10 (Hòa bình trong tầm tay), mới tnghe lời kể của ông Hoàng Đức Nhã, cố vấn chính trị của ông Nguyễn Văn Thiệu. Ông ta kể rằng khi ông ta hỏi tướng Alexanđr Haige về bản tiếng Việt thì Alexandr Haige trả lời rằng: "Vội quá, chúng tôi sơ suất không mang theo". Ông Trần Văn Lắm trước khi ký kết cũng có đọc qua bản tiếng Việt do các chuyên viên của VNDCCH và Hoa Kỳ cùng thống nhất dịch thuật và thấy nó phản ánh đúng bản tiếng Anh nên đã ký và không có ý kiến gì khác. Sau khi ký kết, phía Việt Nam Cộng hòa cũng có một bản thiến Việt được ký chính thức nhưng họ không phổ biến bản tiếng Việt được ký đó mà phổ biến bản tiếng Anh do họ tự dịch. Do đó mới có dị bản dịch Anh-Việt không chính thức mà lâu nay người ta vẫn nghĩ đó là văn bản đựoc ký chính thức. --Minh-Tâm 07:38, ngày 6 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Bản tiếng Anh và bản tiếng Việt trên wikisource hiện nay đều là hai bản chính thức. Như mình đã nói hôm trước, theo như ông Hoàng Đức Nhã kể lại thì phía VNCH không được Hoa Kỳ trao bản dự thảo Hiệp định bằng tiếng Việt do các chuyên gia ngôn ngữ của hai bên VNDCCH và Hoa Kỳ cùng làm; (Hoàng Đức Nhã trả lời phỏng vấn của truyền hình NBC - Hoa Kỳ trong phim: "Việt Nam-Thien lịch sử truyền hình). Họ cũng có một bản tiếng Việt (được ký kết ở Paris ngày 27 tháng 1 năm 1873) nhưng không bao giờ được Nguyễn Văn Thiệu cho phép phổ biến. Chủ trương của nhiều tướng lĩnh VNCH là "không có hòa bình với hiệp định gì hết". Nguyễn Văn Thiệu coi Hiệp định Paris là "văn bản bán đứng VNCH cho cộng sản" (trả lời phỏng vấn của Canada TV trong phim "Việt Nam, cuộc chiến tranh 10.000 ngày). Các sách cũ xuất bản tại miền Nam Việt Nam đề cập đến văn bản Hiệp định Paris trước năm 1975 đều phải dịch từ bản tiếng Anh của Hoa Kỳ, thậm chí là mỗi NXB dùng một số từ ngữ khác nhau ở nhiều đoạn quan trọng. Kể cả trong các nhà tù cũng vậy thôi, các tù nhân (nhất là tù cộng sản) không bao giờ được biết đến toàn văn Hiệp định này cho đến sau năm 1975. Theo Hiệp định thì đáng ra nó phải được phổ biến toàn bộ, nhưng chính quyền VNCH chỉ cung cấp cho tù nhân chính trị những điều họ biết có liên quan đến việc trao trả tù binh mà thôi vì cái này có Ủy ban giám sát quốc tế kiểm tra. Một số tài liệu lẻ tẻ về Hiệp định đều được đưa đến tù nhân bằng con đường không chính thức. --Minh-Tâm 05:24, ngày 11 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

P/s Nhân đây báo tin mừng cho bạn, mình đã thay máy tính mới, nó hiển thị được nhiều loại chữ tượng hình. Có cái này mình không tiện hỏi bên wiki. Minh Huy có vẻ buồn lắm, không rõ tại sau. Mình tiếc vì cậu ấy rất năng nổ. --Minh-Tâm 05:24, ngày 11 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Bản quyền ở Nga

[sửa]

Vasili Eroshenko mất năm 1952 vậy các tác phẩm Kể chuyện mình và Bờ ao do Phan Khôi dịch có đưa vào Wikisource được không anh? Không rõ thời hạn bản quyền ở Nga là bao lâu? Tranminh360 (thảo luận) 03:07, ngày 30 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Anh vừa dịch {{PVCC-Nga}} từ Wikisource tiếng Anh sang. Có vẻ là không. Tân (thảo luận) 04:28, ngày 30 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Gõ tiếng Việt

[sửa]

Không biết cái khung gõ tiếng việt chạy đâu mất rồi? Em đang xài vectơ, trước đây vẫn thấy mà. Mà chừng nào source mới đổi giao diện vậy? --minhhuy*= (thảo luận) 23:10, ngày 10 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đã phát hiện và sửa lại từ hôm qua, vector có thay đổi một chút về cấu trúc. Source chắc cũng còn rất lâu, viwiki chắc chắn cũng vậy. Xem trang này để biết lịch trình chuyển đổi. Tân (thảo luận) 01:09, ngày 11 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Văn kiện chính phủ, chính đảng

[sửa]

Các văn kiện của chính phủ, đảng phái có đưa lên Wikisource được không anh? Bên tiếng Trung bao nhiêu chỉ thị, nghị quyết, thông báo, báo cáo... của các cơ quan đảng, chính phủ, nhà nước... đều được đưa lên hết (zh:Wikisource:政府文件zh:Wikisource:政党文件). Văn kiện loại này thì nhiều vô kể. Tranminh360 (thảo luận) 10:12, ngày 30 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Được chứ, văn kiện của chính phủ, nhà nước Việt Nam đều không thuộc diện bảo hộ bản quyền. Tân (thảo luận) 15:07, ngày 14 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nhờ giúp

[sửa]

Nhờ anh làm giùm cái bảng trong bài Phép làm văn với (nguồn), em không biết cách để gộp các ô lại với nhau. Tranminh360 (thảo luận) 16:39, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quán từ Về cách chỉ nghĩa số một Xác chỉ: Cái
Phiếm chỉ: Một
số nhiều Xác chỉ: Các
Phiếm chỉ: Những
Về cách cử loại số một Đơn cử: Mỗi
số nhiều Toàn cử: Mọi
Thiên cử: Mỗi
Khóa giùm em bài Ông Khổng Tử ở đầu lưỡi nhà chính trị lại, có phá hoại. Tranminh360 (thảo luận) 12:12, ngày 2 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Vector

[sửa]

Em thử bê mấy nút thơ chữ Hán, thơ, văn xuôi, chú thích cuối trang... sang Vector (ở Thành viên:Tranminh360/vector.js) nhưng sao không thấy nó hoạt động? Tranminh360 (thảo luận) 13:53, ngày 9 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Trong giao diện Vector, các chỉnh sửa để thêm nút không dễ dàng như trong Monobook, mà hiện nay anh cũng chưa thấy dự án nào đã đổi được để mình học tập theo. Anh sẽ hỏi kỹ hơn về vấn đề này. Tân (thảo luận) 07:43, ngày 12 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Anh thử làm theo hướng dẫn tại usability:Toolbar customization xem sao. Tranminh360 (thảo luận) 10:39, ngày 13 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi đã chỉnh sửa các nút ký tự tại Wikipedia để trình bày tất cả các ký tự tiếng Việt trong một bảng đơn giản. Xem các hàm bindVietCharPage()addVietCharPage() tại MediaWiki:Common.js/edit.js. Đáng tiếc là tính năng này không có phép đưa chuỗi vào một nút; mỗi nút chỉ được có một ký tự thôi. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 16:53, ngày 8 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Trang VNSL

[sửa]

Em muốn tên của các cột như Năm Tây lịch, Nước Nam, Nước Tàu, Nước Pháp không in đậm (giống như trong sách) nhưng không biết cách làm sao cho nó không in đậm. Và nhân tiện cho em hỏi cách trình bày Trang:Viet Nam Su Luoc.djvu/373 với, làm thế nào để tạo dòng kẻ chia trang làm 2 cột như trong sách vậy? Tranminh360 (thảo luận) 10:41, ngày 27 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Làm dòng kẻ chia hai cột thì không có vấn đề gì, tuy nhiên trong mỗi cột phải canh phải canh trái nữa mới là khó. Có lẽ em làm theo mẫu của anh do từng dòng đã, như vậy chắc cũng tạm được.
Canh phải trái như thế này được không anh? Tranminh360 (thảo luận) 13:30, ngày 30 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ồ, bảng trong bảng. Thông minh đấy ;) Tân (thảo luận) 13:56, ngày 30 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Main Page

[sửa]

Hi, I just wondered why the redirect was deleted? Many of the other Wikisource will point to it, so it seems a little unusual for it to not be present, at least as a redirect. I will fix the redirect at enWS. Billinghurst (thảo luận) 09:04, ngày 6 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Fwd: Vấn đề giao diện ở vi wikisource

[sửa]

Xin bạn thực hiện hai công việc ở dưới dành cho bảo quản viên để sửa vài lỗi trong giao diện Wikisource tiếng Việt:

  1. Tại MediaWiki:Common.js, trong hàm BilingualLink(), xóa "http:" khỏi dòng bắt đầu với "var bilang".
  2. Tại MediaWiki:Proofreadpage index attributes, thêm dòng "Nơi xuất bản" vào giữa các dòng "Nhà xuất bản" và "Lần|Lần xuất bản".

Cám ơn!

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 10:08, ngày 9 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vì Wikisource tiếng Việt hiện không còn sysop hoạt động, các yêu cầu hiện tại có thể nhờ cậy một global sysop hay steward ở meta. Hoặc một thành viên đang đóng góp tích cực tại đây có thể nhờ steward phong cấp sysop (tạm thời) để giải quyết công việc. --minhhuy (talk) (WMF) 12:25, ngày 9 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tham gia

[sửa]

Muốn tham gia đóng góp wikisource việt nhưng làm sao biết được Văn kiện đó có còn bản quyền hay tự do hay không? Quá đúng (thảo luận) 16:18, ngày 12 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đại Nam quấc âm tự vị

[sửa]

Nhờ anh tải giùm cuốn Đại Nam quấc âm tự vị (1895-1896) của Huỳnh Tịnh Của (1834-1907). Nên tải làm 2 tập: tập 1 (1895) từ [2] đến [3], tập 2 (1896) từ [4] đến [5]. (Dạo này em không còn nhiều thời gian vào Wikisource nữa, thôi cứ tải sẵn rồi từ từ làm). Tranminh360 (thảo luận) 15:08, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Hi Minh, tôi để mấy đoạn mã tải trang từ songhuong ở nhà hết rồi. Nếu muốn làm phải viết lại từ đầu, hoặc khi nào về nhà tôi sẽ kiếm lại nhé. Với nữa, tôi đề nghị Minh tiếp tục giữ vai trò bảo quản viên tại Wikisource, lần này không có thời hạn. Wikisource cần có người thay phiên, và tôi cũng không thể biết mình sẽ lại "tắt bóng" trong thời gian tới hay không. Tân (thảo luận) 18:15, ngày 9 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời
Xin lỗi anh nhưng vì dạo này em không còn thời gian để đóng góp cho Wikisource nữa nên không thể tiếp tục làm BQV tại đây. Nếu cũng "tắt bóng" luôn thì dự án này đành "bỏ hoang" vậy :) Tranminh360 (thảo luận) 14:17, ngày 10 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời
Em cho anh email rồi đó. Tranminh360 (thảo luận) 14:28, ngày 12 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời
Tình cờ thấy cuốn Phép giảng tám ngày của Alexandre de Rhodes nhưng lại thấy đề Digitised Book from the copyright-free holdings of the Bavarian State Library Munich [Germany] 2007-2013The files are provided for personal, non-commercial purposes only thì không biết có tải lên Commons được không? Hiện Wikisource đã có Phép giảng tám ngày nhưng mà được viết bằng chữ quốc ngữ "hiện đại", còn văn bản gốc được viết bằng chữ quốc ngữ "cổ", cộng thêm cả phần tiếng Latin nữa. Anh Mxn có kinh nghiệm làm Từ điển Việt–Bồ–La chắc là biết tiếng Latin và chữ quốc ngữ "cổ" (phông chữ Đắc Lộ). Tranminh360 (thảo luận) 16:19, ngày 12 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời
Những gì website đó đề là "non commercial" thì không đủ tự do để tải lên Commons hoặc Wikisource. Nhưng bản thân cuốn sách thì quá cũ và bản scan y hệt của nó thì không phái sinh ra bản quyền mới theo luật Hoa Kỳ. Để tôi hỏi thử những thành viên khác bên Wikisource xem sao. Tân (thảo luận) 16:40, ngày 12 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời
Các sách thuộc phạm vi công cộng do Google Books scan cũng có yêu cầu tương tự như website đó: Make non-commercial use of the files: We designed Google Book Search for use by individuals, and we request that you use these files for personal, non-commercial purposes. Ở đầu các sách do Google scan đều có trang thông báo này. Bên Wikisource tiếng Anh có hướng dẫn gỡ bỏ trang bản quyền của Google ra khỏi tập tin djvu, cho nên em nghĩ Wikisource vẫn có thể sử dụng các tập tin như vậy. Tranminh360 (thảo luận) 17:19, ngày 12 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời
Anh đã gửi tập tin sách Đại Nam quấc âm tự vị cho em chưa vậy? Mà thôi, nếu anh tải được rồi thì tải thẳng lên Commons luôn chứ gửi cho em làm gì cho mất công thêm. Tranminh360 (thảo luận) 17:47, ngày 24 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời
Xin lỗi em, anh định đóng gói thành djvu rồi gửi cho em nhưng anh vẫn chưa làm được, bữa giờ lại bận. Anh sẽ đóng gói các file JPG để gửi cho em vậy. Tân (thảo luận) 05:36, ngày 26 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời
Anh gửi file JPG cho em làm gì vậy? Gửi file djvu thì mới tải lên Commons được chứ, giống như Mục lục:Viet Nam Su Luoc 1.djvu đó. Chứ file JPG thì làm sao mà tải lên Commons? Tranminh360 (thảo luận) 15:25, ngày 3 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tạm ước Việt - Pháp 14-9-1946

[sửa]

Tôi vừa tải lên văn bản này. Nguồn sách in tôi đã dẫn trong trang văn hiện và trang thảo luận. Nguồn sách điện tử (PDF và Word) tại đây. Trân trọng nhờ Trần Vĩnh Tân kiểm tra, thẩm định và hiệu đính. Rất cảm ơn.--Minh-Tâm 10:20, ngày 25 tháng 5 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Hiện trạng vấn đề

[sửa]

Tân kiểm tra dùm. Nếu được thì đưa vào mục văn kiện mới luôn nhé.

http://vi.wikisource.org/wiki/Hi%E1%BB%87n_tr%E1%BA%A1ng_v%E1%BA%A5n_%C4%91%E1%BB%81

Hình như đây là bản dịch của Lê Thị Kinh (tức Phan Thị Minh), cháu ngoại Phan Châu Trinh.

http://phamquynh.wordpress.com/2013/01/18/ba-le-thi-kinh-tuc-phan-thi-minh-va-bo-sach-phan-chau-trinh-qua-nhung-tai-lieu-moi/

Đọc tài liệu này tôi thấy rất rõ nguồn gốc của mọi bi kịch của chúng ta từ lúc tiếp xúc với nền văn minh phương Tây đến tận ngày nay nên mới đưa lên. Hy vọng nhờ Wikisource sẽ có nhiều người có thể tiếp cận với tài liệu. Vấn đề bản quyền tôi không lo được, nếu có thể mong Tân liên lạc với người dịch để giải quyết chuyện này.

Một tài liệu khá hay nữa là Thoát Á luận. Không thể đưa tài liệu lên được cũng vì vướng bản quyền. Nếu có thể Tân lo dùm chuyện này luôn nhé.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-01-14-thoat-a-luan

Brum (thảo luận) 18:35, ngày 18 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nhờ tải sách

[sửa]

Nếu anh có thời gian, nhờ anh tải giùm bản scan cuốn Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn của Huỳnh Tịnh Của lên Commons. Thành viên:LMQ2401 đang làm tác phẩm Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn nhưng vì không biết cách tải xuống bản scan nên đành nhập nội dung vào không gian chính. Cảm ơn anh. Tranminh360 (thảo luận) 01:21, ngày 24 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tranminh360, mình đã dò ra source các tập tin, nhưng cái script download vứt đâu mất rồi. Mình sẽ tìm cách khác download, nhưng mà watermark của Thư viện quốc gia tùm lum hết, không biết Commons có phiền hà gì không, và cũng ko biết có vấn đề gì với tác quyền của Thư viện quốc gia không. Tân (thảo luận) 13:26, ngày 28 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời
Trang này hình như có hướng dẫn gỡ watermark thì phải? Tranminh360 (thảo luận) 01:30, ngày 29 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời
Nó bày gỡ trang tuyên bố bản quyền trong một cuốn sách chứ không phải xóa watermark. Trong cuốn trên TVQG, anh gỡ trang cuối có dán phiếu phân loại thôi. Watermark nó đóng thẳng vào file hình chắc vô phương. Tân (thảo luận) 03:37, ngày 29 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Nhờ xóa Trang:Dictionarium Anamitico-Latinum.pdf/5

[sửa]

Xin nhờ Vinhtantran xóa giúp trang Trang:Dictionarium Anamitico-Latinum.pdf/5 và sẵn xóa luôn các trang khác trong Thể loại:Đề nghị xóa nhanh. Xin cảm ơn.--LMQ2401 (thảo luận) 16:23, ngày 13 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Nhờ tải sách (2)

[sửa]

Nhờ anh tải giùm bản scan vở kịch Sương tháng Tám của Tác gia:Thâm Tâm, đây là yêu cầu của Minh Huy ở trang Wikisource:Văn kiện thỉnh cầu#Sương tháng Tám. Cảm ơn anh. Tranminh360 (thảo luận) 03:16, ngày 17 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Văn bản hợp nhất

[sửa]

Các văn bản pháp luật do Wikisource tự hợp nhất như Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 thực ra không có giá trị về pháp lý. Chỉ có các văn bản hợp nhất theo Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật mới có giá trị về pháp lý. Ví dụ: Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất mang số hiệu 19/VBHN-VPQH ngày 18 tháng 12 năm 2013, được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội xác thực hợp nhất mới có giá trị về pháp lý. Không biết vấn đề này nên xử lý như thế nào? Tranminh360 (thảo luận) 06:11, ngày 16 tháng 11 năm 2018 (UTC)Trả lời

@Tranminh360: Nếu vậy thì ta đổi văn bản do Wikisource tự hợp nhất thành tác giả là Wikisource thay vì của tổ chức nhà nước nếu chưa có văn bản chính thức trên đây. Mình sẽ xóa văn bản do Wikisource tự làm sau khi văn bản chính thức do nhà nước làm có mặt trên đây. Giờ tôi mới biết đến sự hiện hữu của thẩm quyền và thời hạn hợp nhất của các văn bản chỉnh sửa. Hồi giờ tôi cứ nghĩ nhà nước không bao giờ ban hành văn bản hợp nhất mà chỉ có bản gốc và bản sửa đổi được ban hành riêng lẻ. Tân (thảo luận) 06:18, ngày 16 tháng 11 năm 2018 (UTC)Trả lời

Bộ Pháp điển

[sửa]

Xem Bộ Pháp điển của Việt NamBộ pháp điển về sở hữu trí tuệ. Đáng tiếc, Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, Điều 14 lại quy định: Nhà nước giữ bản quyền đối với Bộ pháp điển :(. Tranminh360 (thảo luận) 04:37, ngày 17 tháng 11 năm 2018 (UTC)Trả lời

Lỗi bot

[sửa]

Nhờ anh xem lại TVT-bot: ở Đặc biệt:Khác/63332 nó chỉ xóa năm mất, không xóa năm sinh, xóa hết tham số | mô tả =. Ở Đặc biệt:Khác/63335, nó cũng chỉ xóa năm mất, không xóa năm sinh, xóa hết khoảng trắng từ dấu = đến chữ "mất" làm cho dấu = trong tham số năm mất bị lệch với dấu = của các tham số khác. Tranminh360 (thảo luận) 11:52, ngày 20 tháng 11 năm 2018 (UTC)Trả lời

@Tranminh360: trường hợp thứ hai tôi không ngờ lại có người viết bản mẫu dàn ngang như vậy nên regex của tôi dò và xóa đến hết hàng. Nhờ Mình lùi sửa giúp. Trường hợp đầu là bình thường vì tôi chỉ mới chạy bot trên thể loại ngày mất, chưa chạy trên ngày sinh. Tân (thảo luận) 11:58, ngày 20 tháng 11 năm 2018 (UTC)Trả lời

Cộng tác Phan Khôi

[sửa]

Sang tháng 12 cộng tác Phan Khôi được không anh? Hiện nay Tác gia:Phan Khôi mới chỉ có các tác phẩm đăng báo từ 1928 đến 1931. Cần bổ sung thêm: Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1932, Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1933-1934, Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1935, Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1936, Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1937, Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1938-1942. Tranminh360 (thảo luận) 02:16, ngày 27 tháng 11 năm 2018 (UTC)Trả lời

Đồng ý với Minh. Thật là tiếc là chúng ta không có những bản scan thế này. Nếu có thì việc kêu gọi hiệu đính sẽ dễ dàng và thú vị biết chừng nào. Tân (thảo luận) 04:21, ngày 27 tháng 11 năm 2018 (UTC)Trả lời

Ấn bản

[sửa]

Anh xem giùm vì sao khi dùng tham số | ấn bản = có trong bản mẫu {{đầu đề}} thì lại hiện ra 2 bản mẫu {{ấn bản}}? Ví dụ như bài Chánh phủ Pháp vẫn trông nom đến cái bao lơn trên Thái Bình Dương. Tranminh360 (thảo luận) 11:17, ngày 7 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

Mục lục

[sửa]

Trang:Ton Ngo Binh Phap - Ngo Van Trien.pdf/281, dùng bản mẫu {{Dotted TOC page listing}} thì nó sẽ tạo ra các dấu chấm chấm như trong bản scan. Dùng bản mẫu {{TOC page listing}} để tạo mục lục mà không có dấu chấm chấm. Tranminh360 (thảo luận) 00:49, ngày 19 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

Cảm ơn @Tranminh360:, nhưng lỡ tạo rồi, giờ phải dùng bản mẫu cho từng dòng :(. Tân (thảo luận) 01:19, ngày 19 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời
Dùng bản mẫu {{rh}} để thêm đầu trang vào phần noinclude, ví dụ Trang:Truyen ky man luc NVT.pdf/14. Tranminh360 (thảo luận) 05:26, ngày 20 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời
Tôi định để đến khi hiệu đính sẽ thêm, vì nó làm gián đoạn việc sao chép và kiểm tra nội dung. Tân (thảo luận) 05:51, ngày 20 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

Tùy chọn hiển thị

[sửa]

Xem các trang nhúng bản scan như Truyền kỳ mạn lục thì không thấy mục "Tùy chọn hiển thị" ở thanh bên. Hình như MediaWiki:PageNumbers.js không hoạt động? Xem các trang nhúng bản scan ở Wikisource tiếng Anh như en:Messiah (1749) thì vẫn thấy có mục "Display Options" ở thanh bên (đấy là em mở giao diện máy tính trên Safari thấy thế). Tranminh360 (thảo luận) 10:11, ngày 20 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

Ừ, các mã javascript này đều không hiển thị vì một lý do nào đó. Anh biết từ lâu nhưng chưa có thời gian mở ra và sắp xếp lại. Hiện giờ toàn bộ mã JS đều đưa vào MediaWiki:Common.js rất lộn xộn và có thể đã bị đè lên nhau ở đâu đó. Tân (thảo luận) 10:21, ngày 20 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời
Bản mẫu {{số}} dường như cũng không hiển thị được? Xem Sáng thế ký/Chương 1 trong giao diện máy tính cũng không thấy số câu. Cả tùy chọn "So thu tu" ở thanh bên cũng không thấy nữa. Tranminh360 (thảo luận) 10:50, ngày 20 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời
Và cũng chẳng hiểu tại sao trang Truyền kỳ mạn lục/Tại sao lại hiển thị cả phần "văn chương" luôn? Tranminh360 (thảo luận) 13:41, ngày 20 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời
Bây giờ thì tham số | wikipedia = trong bản mẫu {{đầu đề}} cũng không hiển thị được luôn, ví dụ như ở trang Truyền kỳ mạn lục. Em thử chép phần {{đầu đề}} trong bài Chánh sách nội các mới của Nhựt với dư luận Nhựt vẫn nghịch nhau sang Trợ giúp:Chỗ thử thì thấy trong Trợ giúp:Chỗ thử không hiển thị dòng {{ấn bản}} nào, trong khi bài Chánh sách nội các mới của Nhựt với dư luận Nhựt vẫn nghịch nhau vẫn hiển thị 2 dòng "Thông tin về bản này". Rút cục là lỗi gì vậy ạ? Tranminh360 (thảo luận) 15:21, ngày 20 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời
@Tranminh360: Cái nào trả lời được trả lời trước nhé. Liên kết Wikipedia giờ được đưa sang thanh bên giống như một liên kết ngôn ngữ khác. Tân (thảo luận) 06:08, ngày 23 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời
Xem en:Template:Header#Sister, related author, and portal wiki links vẫn thấy hiển thị related portal, related author, sister project mà. Mà theo như bên en (và cả mã nguồn của bản mẫu {{đầu đề}}) thì hễ kết nối văn kiện với Wikidata thì các tham số đó tự động hiện ra chứ, giống như bản mẫu {{Tác gia}} vậy. Thế thì bản mẫu {{đầu đề}} bị lỗi gì đó, nó không hiển thị giống như bên en. Tranminh360 (thảo luận) 06:59, ngày 23 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời
@Tranminh360: Y Cái này đã sửa. Một lỗi nhỏ tí ti nhưng rất nghiêm trọng :(. Tân (thảo luận) 15:36, ngày 23 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời
Trong MediaWiki:Common.js có đoạn mã này:
[[OldWikisource:MediaWiki:PageNumbers.js]]
	"optlist": "Tùy chọn hiển thị",
	"hide_page_numbers": "Ẩn liên kết trang",
	"show_page_numbers": "Hiện liên kết trang",

Không biết có phải là nó ghi đè lên không? Tranminh360 (thảo luận) 05:28, ngày 23 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

@Tranminh360: Anh vừa xóa mấy dòng đó đi nhưng hiện thời vẫn không thấy đổi gì cả. Có thể phải đợi 10, 15p xem sao. Giá như có người biết cách debug JS tốt hơn. Nhiều bug quá mà anh thì không rành debugging JS phức tạp thế này. Tân (thảo luận) 06:12, ngày 23 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

Prose

[sửa]

Anh thêm mã cho class prose trong MediaWiki:Gadget-viws-tweaks.css thụt vào dòng đầu tiên trong đoạn văn (first line indent) đi ạ. Cách sách vẫn in thụt vào dòng đầu tiên trong đoạn văn mà. Tranminh360 (thảo luận) 09:31, ngày 24 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

Bộ lọc sai phạm (Thảo luận · Đóng góp)

[sửa]

Trong Đặc biệt:Danh sách thành viên/sysop tự dưng xuất hiện tài khoản Bộ lọc sai phạm (Thảo luận · Đóng góp) mở ngày 17-12-2018. Xem m:Special:CentralAuth/Bộ lọc sai phạm thì thành viên này cũng là BQV ở Wikipedia (đã bị cấm vô hạn), Wikibooks, Wikiquote, Wikivoyage, Wiktionary. Không hiểu tài khoản BQV này ở đâu ra vậy anh? Tranminh360 (thảo luận) 05:41, ngày 26 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

@Tranminh360: nó xuất hiện trong toàn bộ các dự án Wiki, có lẽ phần mềm đang cập nhật cái gì đấy. Tân (thảo luận) 06:49, ngày 26 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

Từ điển giải nghĩa bằng tiếng Latin

[sửa]

Anh có chấp nhận lưu trữ từ điển giải nghĩa bằng tiếng Latin trong Wikisource tiếng Việt không ạ? Ví dụ như Từ điển Việt–Bồ–LaTừ điển Taberd. Đây là các từ điển tiếng Việt nhưng giải nghĩa bằng tiếng Latin (và tiếng Bồ Đào Nha), phần giới thiệu cũng bằng tiếng Latin. Những người không biết tiếng Latin thì đọc không hiểu gì hết. Hay là chuyển các từ điển này sang Wikisource tiếng Latin, Wikisource đa ngôn ngữ? Tranminh360 (thảo luận) 03:04, ngày 27 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

@Tranminh360: Đây quả thật là một văn kiện đồ sộ của Mxn và LMQ đã soạn vào. Nó là tác phẩm rất nổi tiếng của tiếng Việt nên để nó ở đây vẫn tốt. Cuốn từ điển này quả thật thể hiện được sức mạnh của Wikisource trong việc số hóa các tác phẩm khó. Tân (thảo luận) 04:21, ngày 27 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

{{số}}

[sửa]

Anh sửa bản mẫu {{số}} cho nó hiển thị trở lại giống như fr:Modèle:NumVers đi ạ. Tranminh360 (thảo luận) 04:53, ngày 4 tháng 1 năm 2019 (UTC)Trả lời

Anh dùng máy tính để bàn thì hai bản mẫu hiển thị rất giống nhau. Em thấy sự khác biệt trong phiên bản nào? – Tân (thảo luận) 12:39, ngày 29 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
Không có tùy chọn hiện/ẩn các số thứ tự. Ví dụ: ở fr:La Légende des siècles/Clarté d’âmes, ở thanh bên có mục Options d’affichage, khi bấm vào dòng Vers numérotés thì các số thứ tự sẽ ẩn đi, bấm lại một lần nữa thì các số thứ tự sẽ hiện ra. Anh xem mã nguồn của {{số}} có đoạn <span class="OptionText" title="{{{2|So thu tu}}}" >, tùy chọn này hiện không hiển thị được. Tranminh360 (thảo luận) 02:29, ngày 30 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Giấy phép

[sửa]

Em tìm được bản gốc của tấm ảnh được dùng trong Trang:Xu Bac ky ngay nay.pdf/49

Em không rõ là những hình ảnh do Service photocinématographique Indochine xuất bản có thuộc phạm vi công cộng chưa? Và nếu thuộc phạm vi công cộng thì mình nên dùng giấy phép gì cho nó?

Xin cảm ơn anh. – LMQ2401 (thảo luận) 14:14, ngày 18 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Những hình như vậy đều thuộc phạm vi công cộng tại cả Việt Nam (nơi xuất bản lần đầu) lẫn Hoa Kỳ (nơi đặt máy chủ). Em có thể tải nó lên Commons, ghi rõ nguồn, và dùng cùng lúc 2 bản mẫu {{PD-Vietnam}} và {{PD-1996 |country= Vietnam}}. Tân (thảo luận) 18:08, ngày 18 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

c:File:Com Thay Com Co va Luc Si 1937.pdf

[sửa]

Em thấy trong bản quét gốc của cuốn này ở cuối có bài Từ thanh niên S. 0. S đến Một chiến sĩ của Trương Tửu, ông này mất năm 1999, chưa hết hạn bản quyền nên em cắt bỏ 2 trang có bài của Trương Tửu đi rồi tải lên phiên bản mới thì hình thu nhỏ lại hiện ra chữ A màu đỏ, phần mô tả lại hiển thị 0×0 điểm ảnh, không hiểu tại sao? Nhưng khi bấm vào hình thu nhỏ vẫn hiện ra phiên bản mới đã cắt bỏ 2 trang có bài của Trương Tửu. Tranminh360 (thảo luận) 05:58, ngày 29 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Anh không rõ tại sao lại như vậy. Có thể do Commons, cũng có thể do phần mềm xóa trang của em. Nhưng anh xem qua trang Mục lục thì tất cả có vẻ đều hiển thị đúng. Thôi cứ để như vậy vậy. – Tân (thảo luận) 12:35, ngày 29 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
Em thấy có hướng dẫn sửa file PDF trên iPhone bằng ứng dụng Tệp nên làm theo chứ em không có máy tính để làm. Tranminh360 (thảo luận) 02:20, ngày 30 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Thư viện Quốc gia Pháp

[sửa]

Bây giờ em mới thấy rằng Thư viện Quốc gia Pháp đưa lên mạng cả những tác phẩm của các tác giả chưa hết hạn bản quyền mà họ cứ vô tư ghi public domain mới lạ chứ? Ví dụ, em tìm Huy Cận, mục số 5 ra Kinh cầu tự.../ Huy Cận 1942, bấm vào Informations détaillées ra Auteur: Huy Cận (1919-2005). Auteur du texte mà ở dưới lại ghi Droits: Public domain, chẳng hiểu tác phẩm của Huy Cận thuộc public domain theo luật bản quyền của nước nào? Hoặc thử tìm Thế Lữ, mục số 2 ra Mấy vần thơ. Tập mới - 1941, bấm vào Informations détaillées ra Auteur: Thế Lữ (1907-1989). Auteur du texte mà ở dưới lại ghi Droits: Public domain, chẳng hiểu tác phẩm của Thế Lữ thuộc public domain theo luật bản quyền của nước nào? Tranminh360 (thảo luận) 10:32, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đề nghị mở khóa Đặc biệt:Tải lên

[sửa]

Theo thảo luận ở w:Thảo luận Thành viên:Băng Tỏa#URAA, thành viên Băng Tỏa đề nghị Wikisource chúng ta yêu cầu Phabricator mở khóa trang Đặc biệt:Tải lên (chức năng này bị khóa từ năm 2014, chỉ có BQV tải lên được) để tải các tập tin thuộc phạm vi công cộng ở Việt Nam nhưng không thuộc phạm vi công cộng ở Hoa Kỳ theo URAA vì Commons chỉ chấp nhận các tập tin thuộc phạm vi công cộng ở cả quốc gia gốc và Hoa Kỳ. Các tập tin như c:File:Phật Lục - Trần Trọng Kim.pdf hoàn toàn có thể bị gắn thẻ c:Template:Not-PD-US-URAA và bị đề nghị xóa vì không thuộc phạm vi công cộng ở Hoa Kỳ theo URAA, c:Category:URAA-related deletion requests/deleted có tới 1175 trang trong khi c:Category:URAA-related deletion requests/kept chỉ có 73 trang, nghĩa là số lượng tập tin bị xóa vì không thuộc phạm vi công cộng ở Hoa Kỳ theo URAA vẫn nhiều hơn số lượng tập tin được giữ. Chuyển các tập tin như vậy sang Wikisource tiếng Việt thì an toàn hơn, khỏi lo tập tin bị xóa. Ý kiến của anh? Tranminh360 (thảo luận) 07:12, ngày 17 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Anh hoàn toàn đồng ý với đề xuất của em. Chúng ta mở bình chọn trên trang Cộng đồng? – Tân (thảo luận) 00:06, ngày 18 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Vậy nhờ anh đưa vấn đề này ra trang Wikisource:Thảo luận. Tranminh360 (thảo luận) 01:41, ngày 18 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Thể loại:Đề nghị xóa nhanh

[sửa]

Nhờ anh xóa các trang trong Thể loại:Đề nghị xóa nhanh, cảm ơn anh. Tranminh360 (thảo luận) 03:33, ngày 20 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời

Lỗi OCR

[sửa]

OCR trang nào cũng báo lỗi: Địa chỉ URL của hình phải bắt đầu bằng một trong các tên miền sau và kết thúc bằng một phần mở rộng tập tin hợp lệ: upload.wikimedia.org và upload.wikimedia.beta.wmflabs.org, phải bấm vào nút "Tùy chọn nâng cao" đề dẫn tới trang WikimediaOCR rồi phải thêm https: vào trước URL hình thì mới tách văn bản được. Chẳng hiểu tại sao? Tranminh360 (thảo luận) 10:12, ngày 8 tháng 12 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đã có người báo lỗi ở phab:T324740. Tranminh360 (thảo luận) 02:12, ngày 9 tháng 12 năm 2022 (UTC)Trả lời

Trang:Len tam.pdf/1

[sửa]

Anh xem có cách nào dùng bản mẫu {{Xoay}} để hiển thị cho giống với bản gốc trong Trang:Len tam.pdf/1, chứ em là toàn ra thế này. Cảm ơn anh. Tranminh360 (thảo luận) 01:33, ngày 15 tháng 12 năm 2022 (UTC)Trả lời

Hợp nhất tài khoản

[sửa]

Chào anh,

Em mới nhận ra là Wikisource phân biệt 2 tài khoản LMQ2401 và Lmq2401 của em là 2 tài khoản khác nhau. Mình có cách nào để hợp nhất 2 tài khoản để cho dễ quản lý không anh? Cảm ơn anh. – LMQ2401 (thảo luận) 07:21, ngày 1 tháng 1 năm 2023 (UTC)Trả lời

@LMQ2401:m:Steward requests/Username changes#Requests involving merges, usurps or other complications có treo thông báo: We are sorry to announce that Global User Account Merges are not possible as the UserMerge extension is incompatible with CentralAuth. As such, we will not accept any request to merge user accounts as it is technically impossible at this moment to do so. Do đó không thể hợp nhất tài khoản được. Tranminh360 (thảo luận) 07:47, ngày 3 tháng 1 năm 2023 (UTC)Trả lời
Xin cảm ơn anh @Tranminh360. – LMQ2401 (thảo luận) 03:38, ngày 9 tháng 1 năm 2023 (UTC)Trả lời

Công báo của Chính phủ Việt Nam là có bản quyền

[sửa]

Theo Thông tư Hướng dẫn thực hiện quy định về Công báo tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung 2022), Điều 7, khoản 2 quy định: Văn phòng Chính phủ giữ bản quyền đối với Công báo điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giữ bản quyền đối với Công báo điện tử cấp tỉnh. Như vậy theo Thông tư trên thì các Công báo của Chính phủ Việt Nam ở c:Category:Official Bulletins of Vietnam là do Văn phòng Chính phủ giữ bản quyền chứ không thuộc phạm vi công cộng đâu. Điều 7, khoản 3 của Thông tư trên nói rằng: Công báo điện tử được khai thác miễn phí, nghĩa là Văn phòng Chính phủ giữ bản quyền nhưng cho dùng miễn phí là không phù hợp với chính sách bản quyền của Commons và Wikisource. Cho nên không thể dùng Công báo của Chính phủ để làm nguồn cho các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam được. Đồng thời các Công báo trong Chủ đề:Chính phủ Việt Nam#Công báo đều có bản quyền nên không thể lưu trữ ở Wikisource được.

Tranminh360 (thảo luận) 07:53, ngày 13 tháng 1 năm 2023 (UTC)Trả lời

Trường hợp tương tự đối với Bộ Pháp điển khi Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, Điều 14, khoản 2 quy định: Bộ pháp điển được duy trì liên tục trên Trang thông tin điện tử pháp điển và được sử dụng miễn phí. Nhà nước giữ bản quyền đối với Bộ pháp điển. Cho dùng miễn phí nhưng Nhà nước giữ bản quyền thì không phù hợp với các giấy phép bản quyền trong Wikisource:Thẻ bản quyền. Có lẽ nên thêm cảnh báo vào {{PVCC-CPVN}} rằng bản mẫu này không áp dụng đối với Công báo điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (do Văn phòng Chính phủ giữ bản quyền); Công báo điện tử cấp tỉnh (do Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giữ bản quyền); Bộ Pháp điển (do Nhà nước giữ bản quyền). Tranminh360 (thảo luận) 09:20, ngày 19 tháng 1 năm 2023 (UTC)Trả lời
Đồng thời tên bản mẫu {{PVCC-CPVN}} có thể gây nhầm lẫn rằng các tác phẩm của Chính phủ Việt Nam là thuộc phạm vi công cộng trong khi trên thực tế Công báo điện tử và Bộ Pháp điển hiện đang do Nhà nước giữ bản quyền, và Luật Sở hữu trí tuệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022), ở Điều 42 cũng quy định: Chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan là Nhà nước, chứ không phải tác phẩm nào của Nhà nước cũng thuộc phạm vi công cộng cả đâu. Tranminh360 (thảo luận) 06:51, ngày 22 tháng 1 năm 2023 (UTC)Trả lời

c:File:Ho Xuan Huong 2.jpg

[sửa]

Nhờ anh xóa giùm dòng "Mà em vẫn giữ tấm lòng son" và dòng chấm chấm ở trên trong c:File:Ho Xuan Huong 2.jpg. Em cần nhúng hình này vào các trang Trang:Giai nhan di mac 1.pdf/1, Trang:Giai nhan di mac 1.pdf/3Trang:Giai nhan di mac 2.pdf/1. Cảm ơn anh. Tranminh360 (thảo luận) 05:49, ngày 2 tháng 2 năm 2023 (UTC)Trả lời

Xong nhé. – Tân (thảo luận) 17:44, ngày 3 tháng 2 năm 2023 (UTC)Trả lời

IP spam tiếng Ả Rập

[sửa]

Có 2 IP 193.233.90.53 và 185.89.100.144 đang spam hàng loạt các trang bằng tiếng Ả Rập vào Wikisource, nhờ anh xử lý gấp. Tranminh360 (thảo luận) 05:59, ngày 9 tháng 2 năm 2023 (UTC)Trả lời

Giấc mộng lớn

[sửa]

Anh có truy cập được trang Giấc mộng lớn không? Sao em truy cập được, dùng Safari trên iPhone toàn báo lỗi "Đã có sự cố xảy ra liên tục với https://vi.m.wikisource.org/wiki/Giấc_mộng_lớn". Em dùng Chrome và Opera trên iPhone cũng không truy cập được. – Tranminh360 (thảo luận) 04:08, ngày 24 tháng 2 năm 2023 (UTC)Trả lời

Quốc ca Việt Nam

[sửa]

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2022, có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2023, khoản 2 Điều 7 của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã được bổ sung quy định: Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca. Nhưng ở Wikipedia tiếng Anh w:en:Talk:Tiến Quân Ca#Lyrics, 1 BQV cho rằng: The Vietnamese government is not the copyright holder, and such an announcement is not the same thing as the copyright holder releasing the lyrics into the public domain. Trong khi đó, ở Commons c:Commons:Deletion requests/File:National Anthem of Vietnam.ogg, BQV đã quyết định giữ lại c:File:National Anthem of Vietnam.ogg với lý do no valid reason for deletion, hoàn toàn trái ngược với các lập luận và quyết định của các BQV Commons ở c:Commons:Undeletion requests/Archive/2021-02#File:United States Navy Band - Tiến Quân Ca.ogg. Vậy theo ý anh có nên khôi phục lại trang Quốc ca Việt Nam ở Wikisource tiếng Việt hay không? Tranminh360 (thảo luận) 07:35, ngày 12 tháng 3 năm 2023 (UTC)Trả lời

Sự mâu thuẫn giữa en.wiki và cả bên trong Commons thể hiện sự thiếu nhất quán về cách diễn giải và cả ảnh hưởng của một cá nhân lên một bài viết. Nếu thành viên Diannaa không nằng nặc bảo rằng lời bài hát vẫn còn hạn bản quyền tại Hoa Kỳ thì lời bài hát sẽ vẫn trong bài viết. Trên Commons, nếu dựa vào tiền lệ của mục biểu quyết do em tạo thì bản United States Navy cũng sẽ được phục hồi với cùng một lý do. Tại Wikisource, anh không phản đối việc khôi phục Quốc ca Việt Nam. Luật pháp Việt Nam dù không ghi rõ ràng về việc thuộc về công chúng, nhưng ngày càng tiến gần đến việc đó hơn (dù vẫn nhập nhèm để giữ quyền nhân thân 19.4). – Tân (thảo luận) 14:16, ngày 21 tháng 3 năm 2023 (UTC)Trả lời
@Tân: c:File:National Anthem of Vietnam.ogg mà BQV Commons quyết định giữ lại thông qua c:Commons:Deletion requests/File:National Anthem of Vietnam.ogg cũng là bản US Navy Band đó. Xem lịch sử tập tin thì thấy thành viên Trương Bá Bình Phương tải phiên bản mới từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam lên, sau đó thành viên Bookish Worm lùi về phiên bản của US Navy Band với lý do Restored the anthem back to US Navy band version. The version by the Vietnamese Army band is copyrighted and not in public domain, không biết lập luận như thế có đúng không? c:Category:Tiến Quân Ca thì vẫn cứ ghi cảnh báo The song is under copyright by Vietnamese laws (until 2046) and US laws (until 2041), These works or works by this artist may not be in the public domain, because the artist is still living or has not been dead for at least 50 years. Please do not upload photographs or scans of works by this artist, trong khi em thấy trong thể loại này có cả c:File:TienQuanCa 1946 French records.oggc:File:TienQuanCa PAVN records.ogg, nên cũng chẳng biết thế nào mà lần. Tranminh360 (thảo luận) 01:45, ngày 22 tháng 3 năm 2023 (UTC)Trả lời
Mà bài hát và bản ghi âm của bài hát là hai khái niệm khác nhau, có thời hạn bảo hộ bản quyền khác nhau. Điều 34 của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định: 2. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố4. Thời hạn bảo hộ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan. Điều 43 của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định: Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này và cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 34 của Luật này thì thuộc về công chúng. Như vậy tác phẩm (bài hát) và bản ghi âm, ghi hình của bài hát đó độc lập với nhau. Bản ghi âm bài Tiến quân ca của Pháp năm 1946 đã thuộc về công chúng theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam vì bản ghi âm này đã được công bố năm 1946 (quá 50 năm tính từ năm tiếp theo năm công bố (1947)). Còn bản ghi âm bài Tiến quân ca của Đoàn Ca múa quân đội, Quân đội Nhân dân Việt Nam thì không rõ công bố năm nào để có thể xác định có thuộc về công chúng hay không. Lưu ý là khi gia đình nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng bài Tiến quân ca cho Nhà nước là hiến tặng tác phẩm âm nhạc (bài hát, bao gồm nhạc và lời) chứ không hiến tặng bản ghi âm, ghi hình nào của bài hát cả. Còn bản ghi âm bài Tiến quân ca của US Navy Band thì đương nhiên thuộc phạm vi công cộng vì là tác phẩm của chính quyền liên bang Hoa Kỳ theo 17 U.S. Code § 105. c:Commons:Copyright rules by subject matter#Music cũng quy định: In order to upload a piece of recorded music to Commons, both the composition and the recording must be freely-licensed or in the public domain. A specific recording of a song in the public domain can still be copyrighted, as the specific arrangement is considered a derivative work that is eligible for its own copyright, regardless of the copyright status of the original composition. Tranminh360 (thảo luận) 04:03, ngày 22 tháng 3 năm 2023 (UTC)Trả lời

Bài Tiến quân ca dường như rơi vào điểm b, khoản 1 Điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam: 1. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp sau đây: b) Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan cho Nhà nước; vì gia đình nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng bài hát này cho Quốc hội, Quốc hội giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý. Theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 22 quy định:

1. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ phải tôn trọng quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2, 4 Điều 19 và khoản 2 Điều 29 của Luật Sở hữu trí tuệ và thực hiện các nghĩa vụ đối với quyền tài sản như sau:

a) Phải xin phép sử dụng và trả tiền bản quyền đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 3 Điều 29, khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ;

[...]

3. Tổ chức, cá nhân xin phép sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện như sau:

a) Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Thành phần hồ sơ:

Tờ khai đề nghị chấp thuận việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan (theo Mẫu số 01 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này);

Kế hoạch sử dụng;

Bản sao chứng từ nộp chi phí thực hiện chấp thuận việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan (trường hợp nộp chi phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản);

Văn bản ủy quyền (có công chứng, chứng thực hoặc hợp pháp hóa lãnh sự) trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua ủy quyền.

c) Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này gửi thông báo nộp tiền bản quyền kèm theo bản dự tính tiền bản quyền đến tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ;

d) Tổ chức, cá nhân nhận được thông báo phải nộp tiền bản quyền theo bản dự tính tiền bản quyền trong thời hạn 5 ngày làm việc (có bản sao chứng từ nộp tiền bản quyền);

đ) Sau khi nhận được tiền bản quyền, trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này ban hành văn bản chấp thuận việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan;

e) Tổ chức, cá nhân được chấp thuận sử dụng chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng theo hồ sơ đã được chấp thuận;

g) Trường hợp từ chối hồ sơ đề nghị chấp thuận việc sử dụng:

Hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại điểm b khoản này;

Hết thời hạn quy định tại điểm d khoản này mà tổ chức, cá nhân không nộp tiền bản quyền theo thông báo.

Nếu sử dụng bài Tiến quân ca mà phải xin phép và trả tiền bản quyền theo thủ tục nêu trên thì không tự do rồi. Mà Nghị định cũng không loại trừ bài Tiến quân ca. Tranminh360 (thảo luận) 07:35, ngày 6 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời

Đổi tên Hai sắc hoa Tigôn

[sửa]

Xin nhờ bạn đổi tên bài này thành "Hai sắc hoa Ti-gôn", theo đúng với tên gốc của nơi đầu tiên đăng thơ [6]. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 19:16, ngày 21 tháng 3 năm 2023 (UTC)Trả lời

Các trang văn bản luật do Tnt1984 tạo

[sửa]

Các trang văn bản luật do Tnt1984 tạo, dấu chấm dùng để phân cách giữa số Điều và tên Điều đều bị Tnt1984 sửa lại thành dấu hai chấm. Ví dụ ở Luật Viên chức nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2010, bản gốc là Điều 1. Phạm vi điều chỉnh thì bị Tnt1984 sửa thành Điều 1: Phạm vi điều chỉnh. Anh có thể dùng bot để sửa lại thành dấu chấm như trong bản gốc được không? Tranminh360 (thảo luận) 01:17, ngày 10 tháng 4 năm 2023 (UTC)Trả lời

Cô bé Lọ Lem

[sửa]

Dường như IP dịch từ en:Cinderella (Grimm) nhưng cứ như dịch máy ấy: "Con yêu dấu, hãy luôn ngoan đạo và tốt bụng, rồi Chúa yêu dấu của chúng ta sẽ luôn bảo vệ bạn, và tôi sẽ nhìn xuống bạn từ trên trời và ở gần bạn." Tranminh360 (thảo luận) 06:44, ngày 22 tháng 4 năm 2023 (UTC)Trả lời

Nhờ anh xem bản dịch ở Biên dịch:Rapunzel đọc cứ như là dịch máy ấy: Sao mày dám đến vườn tao ăn trộm củ cải như một tên trộm? Bạn không biết rằng một bất hạnh có thể đến với bạn?... Tôi sẽ đối xử tốt với anh ấy, và tôi sẽ chăm sóc anh ấy như thể anh ấy là mẹ của anh ấy. Tranminh360 (thảo luận) 09:59, ngày 27 tháng 6 năm 2023 (UTC)Trả lời

Tam quốc diễn nghĩa (Phan Kế Bính dịch, Bùi Kỷ hiệu đính)

[sửa]

Anh không có bản scan bản in năm 1959 của NXB Phổ thông à? Mấy hồi anh hiệu đính theo bản 1959 toàn bị IP sửa lại theo các bản in sau này. Nếu không có bản scan thì tốt nhất nên bán khóa các hồi đã hiệu đính theo bản 1959 để IP khỏi sửa lại theo các bản in sau này. Tranminh360 (thảo luận) 01:08, ngày 3 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời

Anh không có bản scan năm 1959. Bản scan anh đang dùng là lần tái bản sau này với lời ghi "trung thành với bản 1959". Chính vì vậy anh đâu có dám tải lên. Có lẽ nên bán khoá như em nói, nhất là những Chương đã được hiệu đính. – Tân (thảo luận) 01:33, ngày 3 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời
Em thấy có link ebook bộ 13 tập ở đây, hay là chép nội dung ebook này vào Wikisource đối với các hồi còn lại cho nhanh? Tranminh360 (thảo luận) 04:22, ngày 3 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời
Em có thể làm như vậy. Có khá là nhiều người tiếp tục "sửa" nó nên chắc chắn cần phải hiệu đính lại để trả nó về đúng (thậm chí là sai) theo đúng bản gốc. – Tân (thảo luận) 09:38, ngày 4 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời
Bản in lại của Đông A năm 2009 theo link ở đây có ghi: Bìa do họa sĩ Tạ thúc Bình trình bày. Tranh bìa và minh họa: chụp lại trong bộ tranh truyện "Tam Quốc" của hai họa sĩ Trung-quốc: Từ chính Bình và Từ hoằng Đại. Tra cứu thì thấy: Họa sĩ Tạ Thúc Bình mất năm 1998, họa sĩ Trung Quốc Từ Chính Bình còn sống. Em không tra được họa sĩ Trung Quốc nào tên Từ Hoằng Đại, như tra trang Tam quốc diễn nghĩa liên hoàn họa thì thấy ghi tác giả có họa sĩ Từ Hoằng Đạt (徐宏达), vậy chắc là ông này, Baidu Baike ghi ông này mất năm 1986. Vậy nếu có bản scan bản in năm 1959 của NXB Phổ thông thì cũng chẳng tải lên Commons được vì các tranh minh họa vẫn còn hạn bản quyền. Mà cái bìa là do họa sĩ Tạ Thúc Bình thiết kế, vậy có tính bản quyền của cái bìa hay không? Tranminh360 (thảo luận) 13:19, ngày 17 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời
Đúng rồi. Không những trang bìa mà hình ảnh minh họa trong một số chương truyện đều lấy từ cuốn Liên hoàn họa, còn hạn bản quyền. Tóm lại, bộ 13 tập đó chỉ có nội dung là "có thể" đã hết hạn bản quyền (do năm mất của Bùi Kỷ không thỏa mãn tại Hoa Kỳ), còn bản thân cuốn sách đó không thể tải lên Commons được. – Tân (thảo luận) 14:19, ngày 17 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời
Tra cứu thêm các tác giả của Tam quốc diễn nghĩa liên hoàn họa do NXB Mỹ thuật Nhân dân Thượng Hải xuất bản từ năm 1956 đến năm 1964: Lưu Tích Vĩnh mất năm 1973, Uông Ngọc Sơn mất năm 1996, Lý Thiết Sinh còn sống, Nghiêm Thiệu Đường mất năm 1979, Trương Lệnh Đào mất năm 1988, Trần Quang Dật mất năm 1991, Lăng Đào còn sống, Lư Vấn mất năm 2010 v.v. Tranminh360 (thảo luận) 14:55, ngày 17 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời

Nghị định số 17/2023/NĐ-CP

[sửa]

Chính phủ Việt Nam vừa ban hành Nghị định số 17/2023/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan, thay thế cho Nghị định số 22/2018/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 4 năm 2023 (đã có hiệu lực). Theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 17: Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm di cảo thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ. Như vậy không còn quy định Thời hạn bảo hộ quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm di cảo là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên như ở Điều 24 của Nghị định số 22/2018/NĐ-CP nữa. Đối với Tác gia:Trần Trọng Kim, tác phẩm Thư Trần Trọng Kim gửi Hoàng Xuân Hãn năm 1947 (di cảo, công bố lần đầu 2013), nếu theo Nghị định số 22/2018/NĐ-CP thì tác phẩm này sẽ được bảo hộ bản quyền đến hết năm 2053 (50 năm kể từ khi tác phẩm di cảo được công bố lần đầu tiên), nhưng theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP thì tác phẩm này sẽ được bảo hộ bản quyền đến hết năm 2003 (thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ = cuộc đời tác giả + 50 năm sau khi tác giả chết). Như vậy theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP thì tác phẩm này đã hết hạn bản quyền rồi, không biết có thể khôi phục được không? Tranminh360 (thảo luận) 07:41, ngày 5 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời

Mà nếu tính đến chuyện "không hồi tố" thì thông thường nếu tăng thời hạn bảo hộ thì các tác phẩm đã thuộc phạm vi công cộng sẽ không được phục hồi. Còn trong trường hợp này là giảm thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm di cảo (từ công bố + 50 năm rút ngắn xuống cuộc đời tác giả + 50 năm sau khi tác giả chết, vì tác phẩm di cảo là tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tác giả chết nên thời hạn 50 năm sau khi tác giả chết sẽ ngắn hơn thời hạn 50 năm sau khi tác phẩm di cảo được công bố), vậy phải áp dụng như thế nào? Tranminh360 (thảo luận) 07:59, ngày 5 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời
Ở đây, "không hồi tố" có lẽ phải đứng từ góc nhìn là quyền lợi của tác giả, coi như tác phẩm di cảo này vẫn còn thời hạn bản quyền. – Tân (thảo luận) 14:22, ngày 17 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời

Thiết kế đồ họa là tác phẩm mỹ thuật hay tác phẩm mỹ thuật ứng dụng?

[sửa]

Xem Nghị định số 17/2023/NĐ-CP/Chương II, ở Điều 6, khoản 7 nói về tác phẩm mỹ thuật và khoản 8 nói về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng đều có thiết kế đồ họa:

7. Tác phẩm mỹ thuật quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục bao gồm:

a) Hội họa: Tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, màu nước, giấy dó và các chất liệu khác;

b) Đồ họa: Tranh khắc gỗ, khắc kim loại, khắc cao su, khắc thạch cao, in độc bản, in đá, in lưới, tranh cổ động, thiết kế đồ họa và các chất liệu khác;

c) Điêu khắc: Tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng;

d) Nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện nghệ thuật đương đại khác.

Tác phẩm hội họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức nghệ thuật đương đại khác tồn tại dưới dạng độc bản. Tác phẩm đồ họa có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.

8. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp bao gồm: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và bao bì sản phẩm; hình thức thể hiện của nhân vật); thiết kế thời trang; thiết kế mang tính mỹ thuật gắn liền với tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí nội thất, ngoại thất mang tính mỹ thuật. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện dưới dạng tạo dáng sản phẩm mang tính mỹ thuật, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng và không bao gồm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm bắt buộc phải có để thực hiện chức năng của sản phẩm.

Vậy thiết kế đồ họa là tác phẩm mỹ thuật hay tác phẩm mỹ thuật ứng dụng? Vì theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2009, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên (điểm a khoản 2 Điều 27), còn tác phẩm mỹ thuật (trước đây gọi là tác phẩm tạo hình, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2022 thay bằng tác phẩm mỹ thuật) sẽ rơi vào điểm b khoản 2 Điều 27 với thời hạn bảo hộ là cuộc đời tác giả + 50 năm sau khi tác giả chết. Tranminh360 (thảo luận) 12:39, ngày 21 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời

Nghị định số 142-HĐBT ngày 14-11-1986

[sửa]

Theo một số nguồn thì văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Nam quy định về bản quyền là Nghị định số 142-HĐBT ngày 14-11-1986 của Hội đồng Bộ trưởng quy định quyền tác giả, nhưng em không tìm thấy văn bản của Nghị định này trên mạng. Tuy nhiên, em tìm thấy Thông tư số 04-VH/TT ngày 7-1-1987 hướng dẫn, giải thích Nghị định số 142-HĐBT ngày 14-11-1986 của Hội đồng Bộ trưởng quy định quyền tác giả, và đặc biệt là Thông tư số 63-VH/TT ngày 16-7-1988 hướng dẫn việc sử dụng và phân phối nhuận bút đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học hết thời hạn hưởng quyền tác giả, Thông tư này có ghi:

Điều 5 của Nghị định số 142-HĐBT ngày 14- 11- 1986 của Hội đồng Bộ trưởng quy định quyền tác giả đã ghi rõ thời hạn hưởng quyền tác giả như sau:

"Người sáng tác ra tác phẩm công trình hưởng quyền tác giả trong cả cuộc đời mình và cho đến hết 30 năm sau khi chết. Đối với đồng tác giả thì mốc để tính 30 năm kể từ khi tác giả cuối cùng chết. Thời điểm để tính 30 năm là từ ngày 1 tháng giêng năm tiếp theo năm tác giả chết".

"Tác giả có quyền viết chúc thư cho cá nhân hoặc một tổ chức tiếp tục hưởng quyền tác giả đối với toàn bộ hay một phần những tác phẩm, công trình của mình sau khi tác giả chết. Trường hợp không có chúc thư, người thừa kế tài sản theo pháp luật quy định được hưởng quyền tác giả. Tổ chức hoặc người thừa kế chỉ được hưởng các quyền cho phép người khác sử dụng tác phẩm, công trình, hưởng nhuận bút; không được phép đứng tên, không được sửa chữa hoặc cho sửa chữa nội dung của tác phẩm, công trình".

"Trường hợp người thừa kế của tác giả chết trong thời hạn 30 năm hưởng quyền tác giả, thì người thừa kế tiếp theo được hưởng cho đến hết thời hạn 30 năm".

"Bản quyền đối với một tổ chức là không hạn định. Nếu tổ chức đó giải thể, thì bản quyền thuộc về Nhà nước".

Như vậy vào năm 1986 Việt Nam quy định thời hạn bảo hộ bản quyền là 30 năm, đến năm 1994 Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả mới nâng lên thành 50 năm, vậy không biết có tính chuyện "hồi tố" với "không hồi tố" gì ở đây không? Tranminh360 (thảo luận) 14:49, ngày 3 tháng 6 năm 2023 (UTC)Trả lời

Bài w:Vũ Trọng Phụng#Bản quyền tác phẩm viết: "Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, thời hạn bảo hộ tác quyền chỉ là 50 năm kể từ năm mất của tác giả, đồng nghĩa với việc đối với tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là đến hết năm 1989. Tuy nhiên, 28 tác phẩm của ông đã được Hãng Bảo hộ bản quyền tác giả Việt Nam (nay là Cục Bản quyền Tác giả Việt Nam) gia hạn thời hạn bảo hộ thêm 30 năm, gây lúng túng về nghĩa vụ thanh toán tiền tác quyền của một số hãng chuyển thể hoặc tái sử dụng tác phẩm của ông" là nhầm, vì theo nguồn báo Nhân dân thì "Theo Nghị định 142 của HĐBT ra ngày 14-11-1986 quy định về quyền tác giả thì những tác phẩm của những tác giả đã mất sau 30 năm sẽ trở thành tài sản công cộng. Tuy nhiên sau đó bà Vũ Mỵ Hằng - con gái duy nhất của nhà văn Vũ Trọng Phụng đã có đơn gửi Bộ Văn hóa, Hãng Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam xin được hưởng quyền gia hạn thêm 30 năm nhằm có điều kiện chăm lo hương khói, mộ phần cho nhà văn. Sau khi xem xét, Hãng Bảo hộ tác quyền đã thống nhất với Hội Nhà văn Việt Nam, Bộ Văn hóa chấp thuận ý kiến này và đã đăng ký bảo hộ tác quyền cho 28 tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng từ ngày 9-11-1989". Như vậy vào năm 1989 thời hạn bảo hộ bản quyền ở Việt Nam chỉ có 30 năm. Tranminh360 (thảo luận) 15:21, ngày 3 tháng 6 năm 2023 (UTC)Trả lời

betawiki:Mediawiki:Wikimedia-copyrightwarning/vi

[sửa]

Nhờ anh sửa liên kết trong betawiki:Mediawiki:Wikimedia-copyrightwarning/vi, từ https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Nguyên_văn_Giấy_phép_Creative_Commons_Ghi_công–Chia_sẻ_tương_tự_phiên_bản_4.0_Chưa_chuyển_đổi thành https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Nguyên_văn_Giấy_phép_Creative_Commons_Ghi_công–Chia_sẻ_tương_tự_phiên_bản_4.0_Quốc_tế – Tranminh360 (thảo luận) 04:49, ngày 13 tháng 6 năm 2023 (UTC)Trả lời

Mediawiki:Wikimedia-copyright, liên kết //wikimediafoundation.org/wiki/Điều_khoản_Sử_dụng đã bị hỏng, cần thay bằng liên kết https://foundation.wikimedia.org/wiki/Policy:Terms_of_Use (bản dịch tiếng Việt ở https://foundation.wikimedia.org/wiki/Policy:Terms_of_Use/vi đã lỗi thời vì chưa được cập nhật). Tranminh360 (thảo luận) 05:03, ngày 13 tháng 6 năm 2023 (UTC)Trả lời
Anh đã bổ sung các bản dịch tại Điều khoản Sử dụng và đã sửa đổi các liên kết như yêu cầu. – Tân (thảo luận) 04:39, ngày 15 tháng 6 năm 2023 (UTC)Trả lời
Còn có foundation:Policy:Terms of Use/Summary/vi chưa được dịch. Tranminh360 (thảo luận) 08:12, ngày 15 tháng 6 năm 2023 (UTC)Trả lời
betawiki:Wikimedia:Wikimedia-ocr-tesseract-psm-help/vi, nhờ anh sửa "hợ trợ" thành "hỗ trợ". Tranminh360 (thảo luận) 06:30, ngày 16 tháng 6 năm 2023 (UTC)Trả lời
betawiki:Mediawiki:Wm-codeofconduct/vi, nên sửa "Điều lệ Hạnh kiểm" thành "Bộ Quy tắc Ứng xử" (vì đã dịch "Universal Code of Conduct" thành Bộ Quy tắc Ứng xử Chung. Tranminh360 (thảo luận) 02:53, ngày 19 tháng 6 năm 2023 (UTC)Trả lời
Đã xong. – Tân (thảo luận) 12:11, ngày 19 tháng 6 năm 2023 (UTC)Trả lời

Chân trang (footer) trên giao diện di động

[sửa]

Bây giờ trên giao diện di động, cuối các trang văn kiện như Hoàng Lê nhất thống chí/XXI xuất hiện 2 chân trang (footer), chắc là do các tiện ích trên phiên bản máy tính đã hoạt động được trên phiên bản di động, mà anh lại tạo tiện ích chân trang cho giao diện di động nên bây giờ mới có 2 chân trang, vậy nhờ anh bỏ đi 1 chân trang. Tranminh360 (thảo luận) 03:10, ngày 4 tháng 7 năm 2023 (UTC)Trả lời

Anh bỏ DisplayFooter.js ra khỏi tiện ích Site làm cho footer không hoạt động trên giao diện máy tính luôn. Trong Mediawiki:Gadgets-definition anh nên bỏ DisplayFooter.js ra khỏi tiện ích MobileSite và thêm lại DisplayFooter.js vào tiện ích Site. Vì tiện ích MobileSite anh định nghĩa skins=minerva nên nó chỉ hoạt động trên giao diện di động thôi. Chuyển DisplayFooter.js vào lại tiện ích Site thì nó sẽ hoạt động cả trên giao diện máy tính và di động. Tranminh360 (thảo luận) 12:18, ngày 7 tháng 7 năm 2023 (UTC)Trả lời

Need your input on a policy impacting gadgets and UserJS

[sửa]

Dear interface administrator,

This is Samuel from the Security team and I hope my message finds you well.

There is an ongoing discussion on a proposed policy governing the use of external resources in gadgets and UserJS. The proposed Third-party resources policy aims at making the UserJS and Gadgets landscape a bit safer by encouraging best practices around external resources. After an initial non-public conversation with a small number of interface admins and staff, we've launched a much larger, public consultation to get a wider pool of feedback for improving the policy proposal. Based on the ideas received so far, the proposed policy now includes some of the risks related to user scripts and gadgets loading third-party resources, best practices for gadgets and UserJS developers, and exemptions requirements such as code transparency and inspectability.

As an interface administrator, your feedback and suggestions are warmly welcome until July 17, 2023 on the policy talk page.

Have a great day!

Samuel (WMF), on behalf of the Foundation's Security team 12:08, ngày 10 tháng 7 năm 2023 (UTC)Trả lời

Biên dịch:Chúng ta sẽ chiến đấu trên các bãi biển

[sửa]

So sánh với Google Dịch thấy giống y chang, diễn đạt rất tối nghĩa và lủng củng. Một số đoạn bị lặp lại, ví dụ: Tôi hiểu rằng một số yêu cầu sẽ được đưa ra về chủ đề này và Chính phủ của Bệ hạ sẽ sẵn sàng chấp thuận. và Chính phủ sẽ được hưởng lợi từ các quan điểm được các Thành viên tự do bày tỏ trong tất cả các phần của Hạ viện với sự hiểu biết của họ về rất nhiều vùng khác nhau của đất nước. Tôi hiểu rằng một số yêu cầu sẽ được đưa ra về chủ đề này và Chính phủ của Bệ hạ sẽ sẵn sàng chấp thuận. và Chính phủ sẽ được hưởng lợi từ các quan điểm được các Thành viên tự do bày tỏ trong tất cả các phần của Hạ viện với sự hiểu biết của họ về rất nhiều vùng khác nhau của đất nước. Tôi hiểu rằng một số yêu cầu sẽ được đưa ra về chủ đề này và Chính phủ của Bệ hạ sẽ sẵn sàng chấp thuận. Tranminh360 (thảo luận) 09:02, ngày 19 tháng 7 năm 2023 (UTC)Trả lời

Nguyễn Năng Quang (Thảo luận · Đóng góp)

[sửa]

Tài khoản chỉ nhằm mục đích spam (anh xem thêm các đóng góp đã bị xóa của tài khoản này). Ở w:Thảo luận Thành viên:Nguyễn Năng Quang, tài khoản này đã bị cấm 1 tuần ở Wikipedia vì tạo trang spam, bỏ qua cảnh báo. Tranminh360 (thảo luận) 04:23, ngày 28 tháng 7 năm 2023 (UTC)Trả lời

Anh sẽ tiếp tục theo dõi thành viên này. – Tân (thảo luận) 15:19, ngày 28 tháng 7 năm 2023 (UTC)Trả lời

Nghị định số 18/2014/NĐ-CP

[sửa]

Em vừa tìm thấy Nghị định số 18/2014/NĐ-CP quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, trong đó Điều 8, khoản 2 quy định: Người sưu tầm, người hiệu đính tác phẩm, người cung cấp tác phẩm, văn bản, tài liệu được cơ quan, tổ chức sử dụng xuất bản phẩm trả thù lao đối với: b) Văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và bản dịch của những văn bản đó. Khoản 3 quy định: Nhuận bút và tiền thù lao được tính trong giá thành xuất bản phẩm. Nghĩa là theo Nghị định số 18/2014/NĐ-CP, nếu sử dụng văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và bản dịch của những văn bản đó để xuất bản thành sách thì phải trả thù lao cho người cung cấp văn bản, quy định này mâu thuẫn với {{PVCC-CPVN}} nói rằng văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Mà em thấy có cả bản dịch tiếng Anh của Nghị định này trên WIPO (Collectors and correctors of works, suppliers of works, documents and materials that are paid remuneration by agencies or organizations using the publications, including: b/ Documents of state agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations and economic organizations, and translations of these documents. [...] Royalties and remuneration shall be included in the costs of publications), mà căn cứ ban hành còn ghi Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009 (?) Theo đó nếu in các văn bản của cơ quan nhà nước thành sách như sách Bộ luật Hình sự của NXB Lao động thì NXB sẽ phải trả thù lao cho người cung cấp văn bản (?) và tiền thù lao được tính vào giá bán sách (?) Tranminh360 (thảo luận) 02:26, ngày 13 tháng 8 năm 2023 (UTC)Trả lời

Mục lục:Ngoc le hon, Ngo Van Trien dich.pdf

[sửa]

Sau khi em nhờ LMQ2401 thêm giùm 2 trang bị thiếu vào c:File:Ngoc le hon, Ngo Van Trien dich.pdf thì bây giờ cả tập tin và Mục lục:Ngoc le hon, Ngo Van Trien dich.pdf đều bị hỏng luôn, bấm vào bất kỳ trang quét nào cũng hiện ra thông báo "Failed to initialize OpenSeadragon, no image found" nên cũng chẳng OCR và hiệu đính gì được luôn. Có vẻ giống với trường hợp #c:File:Com Thay Com Co va Luc Si 1937.pdf. Chẳng lẽ cứ sửa tập tin trên Commons rồi tải đè lên tập tin cũ là bị như vậy? Không biết phải mất bao nhiêu thời gian để c:File:Ngoc le hon, Ngo Van Trien dich.pdf hiển thị được bình thường? Tranminh360 (thảo luận) 09:13, ngày 6 tháng 9 năm 2023 (UTC)Trả lời

#c:File:Com Thay Com Co va Luc Si 1937.pdf thì anh xem qua trang Mục lục thì tất cả có vẻ đều hiển thị đúng. Đó là vào tháng 8 năm 2022. Từ tháng 12 năm 2022 Wikisource chuyển sang dùng OpenSeadragon API mới, nếu tập tin trên Commons bị lỗi (hình thu nhỏ hiển thị chữ A màu đỏ, phần mô tả hiển thị 0 x 0 điểm ảnh) là nó báo lỗi ext.proofreadpage.osd-no-image-found, thế là trang Mục lục cũng hỏng luôn. Tranminh360 (thảo luận) 11:50, ngày 6 tháng 9 năm 2023 (UTC)Trả lời

Kinh Thánh Tiếng Việt 1926

[sửa]

Theo bản gốc ở Mục lục:Kinh Thanh Cuu Uoc Va Tan Uoc 1925.pdf thì bản Kinh Thánh này được xuất bản năm 1925, vậy có nên đổi trang Kinh Thánh Tiếng Việt 1926 thành Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước 1925 như trong bản gốc không? Thứ hai là bản gốc không gọi "chương" mà gọi là "đoạn", ví dụ như trang mục lục ở Trang:Kinh Thanh Cuu Uoc Va Tan Uoc 1925.pdf/11, hay Trang:Kinh Thanh Cuu Uoc Va Tan Uoc 1925.pdf/1051 ghi "Từ đoạn 1 đến 3", vậy các trang con như Mi-chê/Chương 1 có nên đổi thành Mi-chê/Đoạn 1 hay là đổi thành Mi-chê/1? Tranminh360 (thảo luận) 11:58, ngày 3 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời

Anh ủng hộ theo đúng nguyên tác. Đổi tên 1926 thành 1925 và đổi tên từ Chương thành Đoạn. – Tân (thảo luận) 01:54, ngày 19 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời
Mà em thấy ở Wikisource ngôn ngữ khác người ta cho mỗi cuốn sách trong Kinh Thánh vào 1 trang con chứ không chia mỗi chương (đoạn) làm 1 trang con, ví dụ en:Bible (King James)/Matthew, fr:Bible Ostervald 1867/Matthieu. Hay là mình cũng làm như họ, chuyển trang Ma-thi-ơ thành Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước 1925/Ma-thi-ơ và gộp hết các chương (đoạn) như Ma-thi-ơ/1 vào trang Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước 1925/Ma-thi-ơ? Tranminh360 (thảo luận) 13:47, ngày 26 tháng 11 năm 2023 (UTC)Trả lời
PS: Kinh Thánh Tin Lành có tổng cộng 66 sách, 1189 chương (đoạn) nên theo cách trình bày trên chúng ta sẽ mất hơn 1000 trang con văn kiện (từ 1189 trang con xuống chỉ còn 66 trang con). Tranminh360 (thảo luận) 13:58, ngày 26 tháng 11 năm 2023 (UTC)Trả lời

Nhờ xóa trang

[sửa]

Nhờ anh xóa các trang này:

Trang:Kinh Thanh Cuu Uoc 1925.pdf/10, Trang:Kinh Thanh Cuu Uoc 1925.pdf/1083, Trang:Kinh Thanh Cuu Uoc 1925.pdf/1084, Trang:Kinh Thanh Cuu Uoc 1925.pdf/12, Trang:Kinh Thanh Cuu Uoc 1925.pdf/2, Trang:Kinh Thanh Cuu Uoc 1925.pdf/3, Trang:Kinh Thanh Cuu Uoc 1925.pdf/4, Trang:Kinh Thanh Cuu Uoc 1925.pdf/5, Trang:Kinh Thanh Cuu Uoc 1925.pdf/6, Trang:Kinh Thanh Cuu Uoc 1925.pdf/8, Trang:Kinh Thanh Tan Uoc 1925.pdf/2, Trang:Kinh Thanh Tan Uoc 1925.pdf/332, Trang:Kinh Thanh Tan Uoc 1925.pdf/333, Trang:Kinh Thanh Tan Uoc 1925.pdf/335, Trang:Kinh Thanh Tan Uoc 1925.pdf/336, Trang:Kinh Thanh Tan Uoc 1925.pdf/4, Trang:Kinh Thanh Tan Uoc 1925.pdf/325, Trang:Kinh Thanh Tan Uoc 1925.pdf/326, Trang:Kinh Thanh Tan Uoc 1925.pdf/327, Trang:Kinh Thanh Tan Uoc 1925.pdf/328 vì các tập tin tương ứng đã bị xóa ở Commons. Tranminh360 (thảo luận) 03:53, ngày 31 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời

Trang:Giac mong con 1926.pdf/62

[sửa]

Em nhờ ChatGPT xếp 4 câu thơ trong Trang:Giac mong con 1926.pdf/62 thành vòng tròn thì nó ra thế này:

Trăm năm cõi tục còn dài
Con đường vô hạn trên đời còn xa
Có chăng ta biết cùng ta
Rõ-ràng mở mắt bây giờ hỏi ai

Anh có thể sửa cho nó giống với Trang:Giac mong con 1926.pdf/62 được không? Tranminh360 (thảo luận) 12:14, ngày 5 tháng 11 năm 2023 (UTC)Trả lời

Luân lý giáo khoa thư

[sửa]

Theo bản in lại hiện nay thì tác giả bao gồm 4 người: Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận. Tranminh360 (thảo luận) 04:42, ngày 1 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Cảm ơn em. Tại Wikipedia cũng ghi như vậy. Ngoài ra còn ghi cả tên họa sĩ vẽ tranh là Nam Sơn nhưng có vẻ không chính xác. Các tranh minh họa trong sách này có các chữ ký khác nhau. – Tân (thảo luận) 10:37, ngày 1 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

{{Khung}}

[sửa]

Tham số |biên= không còn hoạt động nữa hả anh? Ví dụ: {{khung|biên=4px| }}

cho ra


Tranminh360 (thảo luận) 05:57, ngày 3 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Anh đã lùi chỉnh sửa lại về bản trước năm 2024. – Tân (thảo luận) 10:23, ngày 3 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Hình như en:Template:Frame hoạt động dựa trên en:Module:Border, nhưng khi em cập nhật Mô đun:Border theo en:Module:Border thì thấy báo lỗi Lỗi Lua trong Mô_đun:Border tại dòng 15: attempt to call upvalue 'CSS_unit' (a nil value). Tranminh360 (thảo luận) 13:22, ngày 3 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Khóa tác phẩm chọn lọc

[sửa]

Sao anh không khóa các tác phẩm chọn lọc mới theo Wikisource:Quy định khóa#Bảo vệ tính toàn vẹn và chọn lọc của văn kiện? Tranminh360 (thảo luận) 08:22, ngày 31 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Cảm ơn em. Anh quên mất. Đã sửa. – Tân (thảo luận) 14:37, ngày 31 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bản quyền hình ảnh

[sửa]

Anh Tân ơi, check email giúp em. Em muốn hỏi về bản quyền hình ảnh ạ. – Băng Tỏa (thảo luận) 14:08, ngày 9 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời

Hi em, anh thấy email của em về nhóm Facebook rồi. Em muốn hỏi gì bản quyền hình ảnh? – Tân (thảo luận) 03:42, ngày 11 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời